đầu đi câu chuyện. Có lẽ một phần do bản chất khép kín và tự trị của làng xã Việt Nam xưa. 37 Các nhân vật nữ được thiêng hóa trong văn học dân gian và văn học trung đại như Âu Cơ, Tiên Dung, Liễu Hạnh có một điểm chung là khá “phá cách”. Do vậy, có cơ sở để cho rằng có một độ chênh nhất định trong những quy phạm dành cho phụ nữ ở những thang bậc xã hội khác nhau.
thời sự đó là xã hội khi đó xuất hiện vơ số “kẻ bạc hạnh”. Cái chết của Phan Thị Viên - Nguyễn thị chính là hành vi trả một món nợ ân nghĩa đối với người chồng xấu số và góp phần khẳng định hành vi đó là sản phẩm của việc “thiện tề gia” mà tác giả là Mặc Trai Đinh Nho Hoàn, và “thiện tề gia” ở đây cũng đồng nghĩa với “hóa” trong câu “phụ nhân nan hóa”. Có thể nói, Đồn Thị Điểm bị giằng co từ hai phía, một đằng bà muốn khẳng định tính chất “kiền thành”, “thuần khiết” của nhân vật này nhưng mặt khác, qua những miêu tả của mình, bà đã làm “sụt giảm trông thấy” các yếu tố liệt nữ của nhân vật Nguyễn thị mà yếu tố đầu tiên là chi tiết Nguyễn thị tự tận ngay khi vừa mang thi hài của chồng về quê đã bị Hồng Hà nữ sĩ “hoãn” lại đến giỗ đầu38. Nếu như cái chết của các nhân vật như Mị Ê, Nhị Khanh, Lệ nương, Vũ nương gây lên ở người đọc lòng thương cảm nhiều hơn thì ở cái chết của Nguyễn thị vợ Ngơ Miễn và cái chết của Phan Thị Viên - Nguyễn thị gợi lên sự thán phục, ngưỡng mộ là chủ đạo.
Về mặt tâm lí sáng tạo, người phụ nữ (nhất là phụ nữ đẹp) tìm đến cái chết dễ gây xúc động một phần do sự mỏng manh của thể chất và thân phận họ, khiến hình tượng này có nhiều sức gợi, tiềm tàng khả năng gây xúc động về mặt thân phận hơn là về mặt đạo lí. Từ trong bản chất, việc những người phụ nữ tự (hoặc phải) tìm đến cái chết đã mang trong đó mầm mống của câu chuyện “giai nhân nan tái đắc”. Trong An Ấp liệt nữ lục, cái chết của Nguyễn thị cũng là một trường hợp như vậy. Khơng phải Đồn Thị Điểm là người đặt ra vấn đề này đầu tiên. Trong
Truyền kì mạn lục, đây đó Nguyễn Dữ cũng đã đề cập, tuy nhiên, ở thế kỉ XVIII,
vấn đề đó khơng phải chuyện dự báo, đi trước hay mở đường nữa mà là vấn đề có tính thời đại. Chính Ngơ Thì Ức (1709 - 1736) đã đề vịnh miếu Vũ nương theo cảm hứng này:
Đăng khiêu ngộ xúc nhân gian trái, Hoa lạc thùy thu thủy quốc hương.
(Đèn khêu trần thế xui vương nợ,