chồng, ở nhà nuôi bố mẹ biển ngạch 1 tấm, trong khắc 4 chữ “Trinh hiếu khả phong” thì rõ ràng việc để nêu khen là “hiếu” nhưng điều được đưa lên trước trong biển nêu khen lại là “trinh”. Năm 1897 nhân việc ban biển ngạch cho Nguyễn Thị Viên (Hưng Hóa), triều đình bắt đầu đẩy gánh nặng kinh tế về phía các tiết phụ, ai khơng đủ sức thì quan tỉnh mới giúp đỡ và Dương Thị Thực là người đầu tiên được áp dụng quy chế này vào năm 1902.
Nhìn lại mạch vận động của văn học Việt Nam trung đại trong đó có văn xi chữ Hán thế kỉ XVIII - XIX, ta sẽ thấy một mạch nguồn khác đang chảy ngược chiều và có những trang của lịch sử văn học có vẻ như khơng thuận theo hình dung của các nhà nghiên cứu mà trong đó bộ phận sáng tác bằng chữ Hán chịu ảnh hưởng của Nho giáo vẫn là chủ đạo. Nếu cho rằng “trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phát triển trên hai bình diện bổ sung cho nhau: 1. Phê phán những thế lực phong kiến chà đạp con người; 2. Đề cao con người, đề cao cuộc sống trần tục” [107, tr.53] thì làn sóng liệt nữ truyện mang dấu hiệu phản nhân đạo, phản nhân văn rất rõ67. Nhìn từ góc độ nghệ thuật và hình thức của truyện, rõ ràng liệt nữ truyện trong Đại Nam liệt truyện là một bước “lùi mà tiến” của văn xuôi chữ Hán giai đoạn này. Từ chỗ văn gắn với sử, sang văn tách khỏi sử, rồi lại gần với sử, giống với sử, là q trình phát triển theo vịng xoắn ốc, lặp lại với một trình độ cao hơn hiểu theo nghĩa rộng, và là một bước lùi với một trình độ cũng “cao” khơng kém xét trong q trình tiến hóa của văn chương nghệ thuật. Nếu theo tiêu chuẩn của Trương Thủ Tiết (Trung Quốc) thì liệt nữ truyện ở đây vừa là “liệt truyện” vừa là “biệt truyện”. Nhìn từ sự vận động của “văn học trung đại Việt Nam đã có q trình hư cấu từ khơng tự giác đến tự giác, mức độ ngày càng cao, tuy nhiên vẫn nằm trong khn khổ quy luật của loại hình trung đại - vận dụng cốt truyện sẵn hay mơtíp có sẵn, rồi tiến hành lắp ghép, biến cải, thêm bớt” [168, tr.151] thì liệt nữ truyện chống lại điều đó, nằm ngồi con đường đó, nó góp phần duy trì truyền thống một cách dai dẳng và bền bỉ. Điều này xuất phát từ truyền thống văn học cổ Trung Quốc mà trong đó “ngay từ lúc khởi nguồn đã gắn bó chặt chẽ với sử học. Sáng tác văn học được tiến hành ngay trong khi trước tác sử học (bao gồm cả việc viết sử một cách vơ thức). Hình tượng văn học cũng được biểu hiện thông qua nhân vật lịch sử” [242, tr.7]. Quy phạm (liệt nữ truyện) tước bỏ (hoặc lược bớt) các yếu tố dị biệt, cá biệt để đề cao tính mẫu mực, khn thước, tạo