ThS – Phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ Quốc tế Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 64 - 66)

252

http://cdk.edu.vn. Để phù hợp với việc đào tạo theo nhu cầu xã hội trong năm học 2011

nhà trường tiếp tục hoàn thiện chi tiết hơn chuẩn đầu ra cho tất cả các ngành đào tạo.

Xây dựng và ban hành đầy đủ chƣơng trình khung giáo dục trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp: Từ năm 2007 đến nay nhà trường xây dựng và ban hành

đầy đủ chương trình giáo dục trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Từ năm học 2010 chương trình khung giáo dục ở bậc cao đẳng theo học chế tín chỉ đã được ban hành và áp dụng. Đồng thời tiếp tục rút kinh nghiệm và bổ sung hoàn thiện trong năm học 2010-2011.

Khuyến khích và có chính sách đãi ngộ giảng viên đi học sau đại học để nâng cao tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ. Khuyến khích các giảng viên có trình độ

cử nhân đi học cao học và thạc sĩ đi học nghiên cứu sinh. Giảng viên thi đậu vào bậc sau đại học đều được nhà trường ưu đãi ngộ về nhiều mặt như giảm giờ giảng nghĩa vụ 50%, được xét khen và thưởng như giảng viên hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian đi học, hỗ trợ các khoản lệ phí ơn thi, lệ phí thi, học phí, chi phí tàu xe đi – về. Thực hiện nghiêm túc chế độ ưu đãi của UBND trợ số tiền 15 triệu đồng cho một giảng viên bảo vệ luận án thạc sĩ và 20 triệu đồng đối với luận án tiến sĩ.

Tiếp tục đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá: Tổ chức nhiều

đợt tập huấn với chuyên gia trong nước và nước ngồi về phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ. Đặc biệt đối với các ngành Du lịch, nghiệp vụ văn phòng nhà trường đã đầu tư nhiều phòng học thực hành đạt tiêu chuẩn Châu Âu tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên dạy và học thực hành trong điều kiện tiêu chuẩn và gần với thực tế. Công tác đánh giá cũng được cải thiện đáng kể. Một hệ thống ngân hàng đề thi và kiểm tra được xây dựng đảm bảo tính cơng bằng, tính đồng nhất về tiêu chuẩn đánh giá sinh viên sau mỗi học phần và tốt nghiệp. Bộ phận khảo thí và đảm bảo chất lượng được thành lập và hoạt động có hiệu quả đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Bổ sung nguồn tài liệu, giáo trình cho thƣ viện, mở rộng khơng gian phịng đọc: Thư viện nhà trường được bổ sung nguồn tài liệu thường xuyên, trong năm 2009 thư

viện nhà trường chỉ đạt được hơn 9.000 đầu sách. Khơng gian phịng đọc cịn nhỏ hiện nay

chỉ mới 60m2. Giáo trình các mơn học được các giảng viên tích cực biên soạn nhưng vẫn

chưa có hệ thống phát hành và kiểm duyệt chặt chẻ, còn phân tán và nhỏ lẻ. Nguồn tư liệu trên mạng Internet tuy rất dồi dào phong phú. Nhưng số lượng máy vi tính có nối mạng Internet tại phịng đọc vẫn cịn ít.

253

Điều chỉnh tỷ lệ thực hành và nâng cao chất lƣợng thực hành của ngành đào tạo. Tỷ lệ thực hành ở khối ngành nghệ thuật luôn luôn được đảm bảo. Sinh viên ngành

âm nhạc được tham gia hòa tấu dàn nhạc thường xuyên, ngành sân khấu truyền thống được tham gia đóng vai ở các Nhà hát nghệ thuật truyền thống của tỉnh. Trong khi đó ở khối ngành du lịch và nghiệp vụ văn phòng nhà trường đã nâng tỷ lệ thực hành lên 70% và chia sinh viên thành các nhóm từ 24-32 sinh viên/nhóm thực hành nghiệp vụ trên các phịng học thực hành có mơ hình như điều kiện làm việc trong thực tế (Ví dụ: Quầy làm việc của thư ký văn phòng, quầy làm việc của lễ tân khách sạn, Nhà hàng phục vụ ăn uống, Quầy pha chế rượu và đồ uống...).

Triển khai thƣờng xuyên việc sinh viên đánh giá giảng viên, giảng viên đánh giá cán bộ quản lý: Sau khi kết thúc một học phần, các khoa đều đã tiến hành cho sinh

viên đánh giá giảng viên thông qua các phiếu phỏng vấn. Cuối mỗi học kỳ, mỗi năm học nhà trường đều tiến hành cho giảng viên đánh giá cán bộ quản lý. Nhưng công tác tổng hợp và phân tích dữ liệu cịn hạn chế và sơ sài, chỉ mang tính thời vụ khi có bộ phận đảm bảo chất lượng kiểm tra.

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 64 - 66)