Một số bất cập về quản lý trƣờng CĐSP hiện nay

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 61 - 62)

Một xu hướng dễ nhận thấy nhất hiện nay là quy mô đào tạo giáo viên tại các trường CĐSP ngày càng thu hẹp. Các trường đã đào tạo thêm các ngành ngoài sư phạm để phát huy năng lực đội ngũ giảng viên, tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Nhiều trường đã phát triển thành trường đại học đa ngành, một số trường chuyển thành trường cao đẳng đa ngành. Chất lượng đầu vào thấp, ít có học sinh giỏi vào trường CĐSP. Đa số học sinh vào trường CĐSP thuộc hộ nghèo hoặc điều kiện kinh tế ở mức trung bình. Một số năm gần đây, thu nhập của giáo viên ra trường thấp, cơ hội tìm việc khó khăn cũng là một ngun nhân dẫn đến ít có sinh viên đăng kí vào trường CĐSP. Trong khi chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục phổ thơng nói riêng phụ thuộc cơ bản vào chất lượng người thầy, sản phẩm của trường CĐSP. Do đó, địi hỏi trường CĐSP - máy cái của ngành giáo dục phải là các trường chất lượng, cần thiết có mơ hình quản lý trường CĐSP mang tính đặc thù như bản thân vốn có của nó.

Thực tế hiện nay, việc quản lý trường CĐSP cịn một số khó khăn, bất cập giữa luật, điều lệ và các văn bản quy phạm pháp luật.

Điều lệ trường Cao đẳng quy định trường cao đẳng công lập do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định thành lập; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ GD&ĐT; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặt trụ sở; thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước bổ nhiệm Hiệu trưởng trường cao đẳng công lập.

Căn cứ Điều lệ trường Cao đẳng và Quyết định thành lập trường, các địa phương đã có các quy định về quản lý các đơn vị sự nghiệp, trong đó có trường CĐSP.

Trong khi thơng tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/7/2008 quy định trường CĐSP là đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT. Sở GD&ĐT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quản lý biên chế, cán bộ, công chức, viên chức của trường CĐSP; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức đối với người đứng đầu

249 và cấp phó của người đứng đầu; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự thảo các và cấp phó của người đứng đầu; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự thảo các quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các cơ sở giáo dục cơng lập trực thuộc Sở (trong đó có trường CĐSP).

Trong quyết định thành lập trường, Bộ GD&ĐT hoặc Thủ tướng Chính phủ (đối với một số trường CĐSP) quy định rõ cơ quan chủ quản các trường CĐSP. Luật Giáo dục quy định “người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia tách, giải thể nhà trường” [điều 51]. Tuy nhiên, theo thơng tư nêu trên thì những nội dung này lại thuộc thẩm quyền của UBND các tỉnh.

Thực hiện quy định tại thông tư này tại một số tỉnh cho thấy các chỉ số liên quan thay đổi theo hướng bất lợi cho các trường CĐSP như hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị thế của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, biên chế và tài chính. Một số ràng buộc bởi các quy định của tỉnh về quản lý tổ chức, bộ máy, quản lý viên chức; tổ chức Đảng, đồn thể, quần chúng. Đây cũng chính là lý do, nhiều tỉnh thành chưa thực hiện quy định này.

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)