- Tăng cường nhân sự phòng TCCB.
CẢI TIẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY BẬC CỬ NHÂN
GIẢNG DẠY BẬC CỬ NHÂN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KH XH&NV TP.HCM
Nguyễn Thị Hảo1
1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh tồn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực như hiện nay, trong đó có giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục nói chung và các trường đại học nói riêng phải đối đầu với nhiều khó khăn và thách thức. Một trong những thách thức lớn là bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động nội địa và nước ngoài. Yếu tố đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học là hoạt động giảng dạy của giảng viên. Chính hoạt động giảng dạy của giảng viên quyết định phần lớn chất lượng sản phẩm đầu ra của nhà trường. Đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động giảng dạy đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, trong những năm qua lãnh đạo trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM (ĐH KHXH&NV TP.HCM) đã có nhiều biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy bậc cử nhân của giảng viên. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao trong hoạt động quản lý này cần phải có sự đánh giá tình hình thực hiện, rút kinh nghiệm cũng như cải tiến hoạt động nhằm mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình khẳng định chất lượng đào tạo của nhà trường và nâng cao tính cạnh tranh với các trường trong nước và khu vực. Với tinh thần góp ý xây dựng nên bài viết chủ yếu tập trung vào những điều bất cập và đề xuất giải pháp cải tiến quản lý hoạt động giảng dạy hiện nay tại trường.
2. Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở trƣờng ĐH KHXH&NV Tp.HCM Tp.HCM
Trong hơn ba năm qua lãnh đạo trường thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng bậc đào tạo cử nhân của trường. Nổi bật nhất là việc xúc tiến thành lập Phịng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng tháng 9 năm 2007, với 2 chức năng chính:
300
Tham mưu, tư vấn và đề xuất cho Ban Giám hiệu các giải pháp về công tác khảo
thí, đảm bảo chất lượng và đánh giá chất lượng đào tạo tại trường;
Tổ chức thực hiện cơng tác khảo thí và đảm bảo chất lượng tại trường.
Bắt đầu từ năm học 2007-2008, Trường chính thức thực hiện lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên đại trà cho tất cả các ngành đào tạo bậc cử nhân với mẫu được chọn khảo sát là 30% tổng các mơn học của học kì. Mỗi học kì dựa vào danh sách các mơn học đăng kí từ các Khoa, Bộ mơn và phòng Đào tạo gửi về, chọn ngẫu nhiên các môn cần khảo sát hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các lớp cụ thể sau đó tiến hành phát phiếu khảo sát mơn học cho sinh viên trong buổi thi học kì (trước giờ thi 15 phút).
Cùng với lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy, cịn một kênh thơng tin khác để đánh giá tình hình giảng dạy của giảng viên là hoạt động dự giờ của đồng nghiệp trong Khoa, Bộ môn. Thực tế hoạt động dự giờ, góp ý của của đồng nghiệp diễn ra có phần khơng đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi học kì, Khoa và Bộ mơn kêu gọi giảng viên đăng kí dự giờ mơn học, thường thì việc này diễn ra chiếu lệ chưa thực sự mang tinh thần tự giác. Việc lựa chọn môn dự giờ cũng chưa khách quan, thường giảng viên chỉ đăng kí dự giờ của giảng viên trẻ, tránh né việc dự giờ của giảng viên lâu năm và làm công tác lãnh đạo, quản lý trong đơn vị chưa kể đến những khó khăn trước thái độ khơng đồng ý, bất mãn của giảng viên thỉnh giảng. Hoạt động dự giờ mơn học diễn ra khá chóng vánh (thường là 1 lần trong 45 phút cho một môn học được chọn) và được báo trước để giảng viên giảng dạy chuẩn bị trước. Phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy thông qua dự giờ qua nhiều lần cập nhật và sửa chữa vẫn chưa đảm bảo được tính khoa học và khách quan nên giá trị hoạt động này đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên còn hạn chế. Phiếu đánh giá này yêu cầu giảng viên tham dự phải ký tên và ghi rõ họ tên, ngoài ra các câu hỏi thiết kế sơ sài không phản ánh được những vấn đề cốt yếu trong đánh giá giờ dạy ở bậc đại học thông qua 45 phút dự giờ. Việc tổ chức dự giờ cũng không được hướng dẫn rõ ràng nên dẫn đến tình trạng giảng viên lúng túng trong việc đánh giá hoạt động giảng dạy của đồng nghiệp. Những môn không thuộc chuyên ngành của giảng viên đi dự giờ chắc chắn sẽ không nhận được sự đánh giá, góp ý xác thực và sâu sắc cho nội dung giảng dạy và hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy.
Hoạt động giảng dạy của giảng viên còn được giám sát bởi Ban Thanh tra đào tạo của trường thông qua việc giám sát giờ dạy của giảng viên. Hoạt động thanh tra đào tạo
301 đã làm chuyển biến căn bản nề nếp, qui củ thời gian giảng dạy của giảng viên thỉnh đã làm chuyển biến căn bản nề nếp, qui củ thời gian giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng và giảng viên cơ hữu của trường.
Kiểm tra đánh giá học tập của sinh viên là một trong những khâu ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giảng viên. Tuy nhiên, nhà trường chưa thật sự chú trọng đến cách thức, tiêu chuẩn đánh giá sinh viên của giảng viên. Vẫn cịn tình trạng giảng viên cho đề nhầm, sai sót mà khơng được sự phát hiện kịp thời từ tổ bộ mơn hay tiêu chí đánh giá học tập quá dễ dãi so với mục tiêu mơn học. Vẫn cịn câu hỏi kiểm tra ở nhiều môn học dựa trên mục tiêu nhận thức bậc thấp là “biết” và “hiểu”, không chú trọng nhiều đến “vận dụng”, “phân tích”, “tổng hợp” và “đánh giá” – yêu cầu cao hơn ở kĩ năng và kiến thức đối với người học. Thực trạng này vẫn tồn tại nhiều năm qua chưa có biện pháp can thiệp triệt để từ phía nhà trường. Hơn nữa, việc kiểm tra được xem là kết thúc khi sinh viên nộp bài thi hay bài tập, bài tiểu luận, khơng hề có bất kì phản hồi từ phía giảng viên đảm nhiệm môn học đến sinh viên, thậm chí đáp án bài thi sinh viên cũng không rõ. Thực tế này chỉ ra một điều đánh giá học tập hiện nay mang tính hình thức khơng có tác dụng trong việc thúc đẩy hoạt động học tập của sinh viên nói riêng và cải tiến hiệu quả của quá trình dạy học đại học nói chung. Hiện nay, trong cơng tác quản lý hoạt động giảng dạy của trường chưa chú trọng đúng mức đến mảng này nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy học tại trường.
Chương trình đào tạo chưa được thẩm định, đánh giá chi tiết đến từng nội dung giảng dạy của từng môn học. Đây quả là một khó khăn ở những ngành đạo tạo mang tính chất liên ngành, vì vậy hội đồng khoa học Khoa, Bộ mơn thuộc trường nói chung và trưởng bộ mơn nói riêng khơng đủ điều kiện thẩm định, góp ý ở những mơn học không gần với chuyên môn của họ. Điều này dẫn đến tình trạng, cùng một mơn học với mục tiêu được phát biểu không đổi nhưng mỗi giảng viên được mời giảng dạy thiết kế nội dung giảng dạy khác nhau. Như vậy, hiện nay nội dung một số môn học bị thả nổi, chưa có sự quản lí sát sao về tính học thuật từ phía Bộ mơn, Khoa, Trường (đặc biệt là đối với những môn học chưa được biên soạn giáo trình chuẩn).