CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 36 - 37)

Lê Thành Công1 - Phạm Văn Luân2

Hội nhập và tồn cầu hóa đã trở thành một xu thế của thế giới, bối cảnh đó đã đặt giáo dục đại học Việt Nam đứng trước ba yêu cầu mang tính thời đại: phải tập trung cao cho Đại chúng hóa giáo dục đại học; thực hiện Cơng bằng, bình đẳng trong giáo dục đại học và đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục đại học. Theo chúng tơi, từ góc nhìn giáo dục đại học – cao đẳng (ĐH – CĐ) cấp địa phương (bao gồm các trường ĐH, CĐ thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Sở Giáo dục & Đào tạo quản lý), ba yêu cầu nêu trên vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng giúp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ĐH Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hố hiện nay.

Trong tham luận này, chúng tôi xin khái quát lại vài nét cơ bản của “giáo dục ĐH – CĐ cấp địa phương” ở Việt Nam như một hướng tiếp cận để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ĐH Việt Nam. Giáo dục ĐH - CĐ địa phương chúng tôi đề cập ở đây xuất phát từ đặc thù Việt Nam thời hội nhập. Chúng ta đều biết, do nguồn lực hạn chế tuy khơng phân định chính thức, trong cách nhìn của chúng tơi và đa số những người quan tâm đến giáo dục ĐH - CĐ, khối các ĐH quốc gia, ĐH vùng và ngay cả các trường ĐH lớn thuộc Bộ, ngành quản lý, có sự “tách tốp” tạo ra sự khác biệt trong quá trình triển khai nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế. Khối các trường ĐH – CĐ cấp địa phương – thuộc UBND tỉnh, sở GD & ĐT quản lý nằm ở tốp sau trên lĩnh vực năng động này). Giáo dục ĐH - CĐ địa phương được đề cập trong bài viết này thể hiện ở góc nhìn cận cảnh một vùng sơng nước đặc thù - giáo dục

ĐH – CĐ đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi thực hiện Quyết định của Thủ

tướng Chính phủ số 20/2006/QĐ-TTg với các mục tiêu phát triển và một hệ thống giải pháp đồng bộ tạo ra sự chuyển động, phát triển theo hướng rút ngắn dần khoảng cách so với trình độ phát triển chung của cả nước, từ đó có “bệ phóng” hội nhập vào trào lưu hợp tác quốc tế và tồn cầu hóa về giáo dục.

1

ThS – Hiệu trưởng Trường CĐ Bến Tre 2

224

Hơn ai hết, cán bộ quản lý giáo dục ĐH – CĐ, những người quan tâm đến giáo dục ĐH – CĐ cấp địa phương ở khu vực này đã cảm nhận một cách đầy đủ và sâu sắc sự chuyển mình của giáo dục ĐH – CĐ địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng mà tính chất và qui mơ của quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế trên lĩnh vực giáo dục ĐH – CĐ chính là thước đo thuyết phục nhất khi nói về tính hiệu quả trong quản lý giáo dục

ĐH Việt Nam với đầy đủ tính thực tiễn của nó.

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 36 - 37)