Các thành tố của năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong đào tạo GVDN

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 124 - 126)

- Tăng cường nhân sự phòng TCCB.

3. Các thành tố của năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong đào tạo GVDN

Trong đào tạo GVDN các nhà SPKT cần chú ý đến ba loại năng lực:

3.1. Năng lực dạy nghề là nhóm năng lực cốt yếu nhất mà ở người GVDN nhất thiết

phải có để thực hiện tốt nhiệm vụ chính là dạy nghề. Đó là tập hợp của nhiều năng lực cụ thể, bao gồm năng lực chuẩn bị soạn giáo án, chuẩn bị, phương tiện dạy học, làm mẫu, quan sát SV, quản lý thời gian, xử lý tình huống sư phạm, quản lý thực tập, sản xuất…; năng lực kiểm tra - đánh giá kết quả bài (buổi) dạy nghề (hỏi đáp, thông tin phản hồi, sử dụng các công cụ kiểm tra đánh giá)...

3.2. Năng lực giáo dục nghề nghiệp cho SV bao gồm nhiều năng lực cụ thể như

năng lực cảm hoá, thuyết phục SV, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục, năng lực khai thác tiềm năng giáo dục trong bài giảng...

3.3. Năng lực tham gia hoạt động KH - CN trong lĩnh vực SPKT cũng bao gồm

nhiều phẩm chất cụ thể như năng lực phát hiện vấn đề SPKT, khả năng điều tra xã hội học, năng lực vận dụng các phương pháp NCKH, kỹ năng viết báo cáo khoa học, năng lực ứng dụng công nghệ dạy học mới, năng lực viết giáo trình, năng lực trình bày báo cáo

Năng lực kỹ thuật chuyên ngành Năng lực sư phạm kỹ thuật Năng lực nghiên cứu khoa học Năng lực quản lý QTĐT Năng lực hoạt động xã hội

312

khoa học SPKT tại hội thảo, hội nghị... Năng lực SPKT của đội ngũ GVDN được coi là những phẩm chất cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ, công việc rất đa dạng, phức tạp trong các trường SPKT với những nội dung cơ bản sau:

Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Đây là nhiệm vụ chủ yếu cơ bản nhất của GV.

Nhiệm vụ này bao gồm việc dạy lý thuyết và thực hành trong lớp, ở xưởng thực hành, phịng thí nghiệm, cơ sở sản xuất cũng như hàng loạt các cơng việc khác có liên quan tới dạy học. Trong quá trình dạy học, GV cần biết xác định mục tiêu, nội dung, hiểu rõ đối tượng, chuẩn bị mơ hình, thiết bị, ngun vật liệu, lựa chọn phương pháp... nhằm nâng cao năng lực thực hành cho SV SPKT.

Để hồn thành các nhiệm vụ và cơng việc trên, GV cần có những kiến thức sâu - rộng về chuyên môn nghề, kỹ năng SPKT. Đặc biệt là kỹ năng thực hành nghề tức khả năng chủ thể biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm đã có vào giải quyết thành công mọi nhiệm vụ thực tế trong hoạt động nghề nghiệp. Đây là đặc trưng cơ bản của việc đào tạo GVDN tại các trường SPKT so với đào tạo cán bộ kỹ thuật và GV các ngành học khác.

Thực hiện nhiệm vụ sản xuất dịch vụ. Nhiệm vụ của người GV không chỉ bó

hẹp trong xưởng trường mà cịn mở rộng ra các cơ sở sản xuất. Tại đó, SV học tập kết hợp với lao động sản xuất. Người GV hướng dẫn tay nghề cho SV tại hiện trường, các cơ sở sản xuất, dịch vụ và ở xưởng trường, đưa SV đi thăm quan, kiến tập tại các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp… Thơng qua nhiệm vụ này, người GV được tôi luyện trong thực tiễn sản xuất. Qua đó, họ có điều kiện thực tế để tiếp cận với công cụ, phương tiện và công nghệ hiện đại.

Thực hiện nhiệm vụ NCKH, học tập và tự bồi dưỡng. Trong điều kiện biến đổi

nhanh chóng của khoa học, cơng nghệ và tổ chức sản xuất trong cơ chế thị trường, người GV các trường SPKT phải không ngừng nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, phục vụ xã hội góp phần thực hiện vai trò là trung tâm khoa học, công nghệ của địa phương và cả nước.

Nhiệm vụ đó bao gồm: 1/ Tìm hiểu thực tế, vận dụng kinh nghiệm sản xuất tiên tiến từ thực tiễn vào cơng tác giảng dạy, 2/ Tìm hiểu, học tập cơng nghệ mới, ngoại ngữ, tin học để vận dụng vào giảng dạy và nâng cao trình độ, 3/ Tìm hiểu và áp dụng những lý luận và thực tiễn sư phạm, các công nghệ dạy học hiện đại vào công tác giảng dạy của mình, 4/

313 Nghiên cứu, đổi mới nội dung chương trình mơn học, 5/ Nghiên cứu, đổi mới phương pháp, Nghiên cứu, đổi mới nội dung chương trình mơn học, 5/ Nghiên cứu, đổi mới phương pháp, phương tiện giảng dạy.

Thực hiện nhiệm vụ xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, vị trí và mối quan

hệ của GV cũng được mở rộng. Người GV cần phải tự rèn luyện trong các mối quan hệ này. Những kiến thức và kinh nghiệm xã hội đã trở thành nhân tố quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng và hiệu quả nghề nghiệp của người GV.

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)