TRƯỜNG CAO ĐẲNG VHNT&DL NHA TRANG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 64)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Trương Đình Đức1

Sau những năm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, Nhà trường đã phát triển rõ rệt cả về quy mô và chất lượng; bước đầu đã cải tiến chương trình, quy trình đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội. Chất lượng đào tạo ở các ngành Âm nhạc, Mỹ thuật, Du lịch, Nghiệp vụ văn phòng đã từng bước được cải thiện. Nhà trường đã trở thành địa chỉ uy tín của khu vực miền Trung trong việc cung cấp nguồn lao động có trình độ tay nghề phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên công tác quản lý giáo dục ở nhà trường vẫn chưa thể phát huy cao độ trách nhiệm và sự sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, các nhà quản lý sinh viên. Các yếu kém về chất lượng quản lý đào tạo chủ yếu tập trung vào các mặt sau quản lý hoạt động dạy và học, hệ thống quản lý giáo dục, cơ chế tài chính, quản lý nghiên cứu khoa học, chế độ khuyến khích sáng tạo và áp dụng tri thức, cơng nghệ mới.

Trong thời gian tới, trước nhu cầu đào tạo của xã hội tăng nhanh, số lượng các trường đại học sẽ tiếp tục tăng, nếu khơng có các giải pháp đổi mới quản lý toàn diện, quyết liệt, có tính đột phá thì khơng thể nâng cao được chất lượng đào tạo nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao của đất nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của người học và yêu cầu không ngừng đổi mới tri thức để phục vụ xã hội.

Vì vậy, thực hiện chủ trương của ngành giáo dục và đào tạo nhà trường đã xác định năm 2010 là năm mở đầu thực hiện đổi mới về chất quản lý giáo dục đại học trong 3 năm 2010 - 2012, coi đây là khâu đột phá đổi mới toàn diện, mạnh mẽ giáo dục đại học những năm tiếp theo và cần tập trung cao độ trí tuệ, cơng sức để thực hiện các giải pháp và nhiệm vụ như sau:

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 64)