305 thích ứng với những phát triển chung của khoa học và cơng nghệ, của việc hồn thiện

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 118 - 119)

- Tăng cường nhân sự phòng TCCB.

1 PGS.TS – Phó Hiệu trưởng Trường Đạihọc Kinh tế Công nghiệp Long An

305 thích ứng với những phát triển chung của khoa học và cơng nghệ, của việc hồn thiện

thích ứng với những phát triển chung của khoa học và cơng nghệ, của việc hồn thiện quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì việc đào tạo nguồn nhân lực trước mắt cho nhu cầu sử dụng, lấy khả năng thực hành làm chỗ dựa nhưng không thể coi nhẹ việc đào tạo lý thuyết theo hướng hàn lâm. Chính xác hơn, theo tơi, chúng ta cần phải đi theo xu hướng vừa thực hành vừa theo hướng hàn lâm, trong đó thực hành là nhằm vào ứng dụng trong hiện tại và hàn lâm chính là nhằm vào hướng phát triển trong tương lai của người được đào tạo, và tùy thuộc vào bậc học. Ở bậc trung cấp và cao đẳng cần phải hết sức quan tâm đến khả năng thực hành và ở bậc đại học phải rất chú ý cả thực hành và các lý thuyết.

Ở các nước công nghiệp phát triển hướng đào tạo ở các trường đại học thuộc các nước khác nhau thường không giống nhau. Ở Hoa Kỳ, mặc dù là nước có nền kinh tế phát triển đứng đầu thế giới, thì hướng đào tạo của họ cũng không giống nhau ở các trường Đại học: Một số trường chú ý đến khả năng ứng dụng và thực hành, trong khi đó, một số trường khác lại hướng theo vừa hàn lâm vừa thực hành. Ở Pháp, xu hướng đào tạo của họ chủ yếu theo hướng hàn lâm.

Trường ĐHKTCN Long An, với hướng đào tạo như đã được xác lập, bằng nhiều cố gắng liên tục khác nhau, đang theo đuổi mục tiêu đào tạo để đưa ra cho xã hội những sản phẩm mang tính đặc thù. Tính đặc thù đó được hiểu là đào tạo sinh viên khi ra trường, không chỉ làm chủ được kiến thức chuyên ngành được đào tạo mà còn phải tạo cho sinh viên những điều kiện cần thiết để họ có thể học tập suốt đời, và ngay những ngày còn đang học tại trường, phải biến quá trình đào tạo của nhà trường kết hợp với quá trình tự đào tạo của từng người, với các hình thức đào tạo thích hợp, có khả năng gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tế, giữa giảng đường và cơ sở sản xuất kinh doanh. Để đạt được yêu cầu đó, bên cạnh những kiến thức và khả năng nghề nghiệp và được coi là nền tảng – phải rất coi trọng hướng tư duy của người học vào việc lập thân khi ra trường – hướng từ sự ham thích làm giàu – làm giàu cho bản thân làm giàu cho tập thể và làm giàu cho đất nước. Hơn thế nữa, nhà trường khơng chỉ gieo vào lịng sinh viên ý thức và lòng ham mê làm giàu, mà quan trọng hơn là cách làm giàu. Để đạt được điều đó, phải kiên quyết và mạnh dạng đưa vào chương trình giáo dục những mơn học sát thực tế mà xã hội đang cần và sẵn sàng gạt bỏ những môn học xét thấy chưa thật cần thiết. Tóm lại là phải có một cuộc “cách mạng” triệt để trong việc xây dựng chương trình đào tạo theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cùng với việc xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tạo điều kiện học tập suốt đời của người học, phải hết sức quan tâm trong việc cập nhật, phổ cập và liên tục

306

kiến thức về khả năng ngoại ngữ, tin học cho sinh viên, coi đó là hành trang quan trọng để họ bước vào đời, với biết bao biến đổi nhanh chóng, sâu sắc và tồn diện đang chờ đón họ, mà đến nay chúng ta vẫn chưa có thể hình dung hết được, bằng cách giúp họ có thể sử dụng tài liệu, sách báo nước ngồi bằng ngơn ngữ gốc, vừa cập nhật vừa chuẩn xác.

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)