Những vấn đề cần thiết để nâng cao chất lƣợng quản lý GDĐH:

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 91 - 92)

Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục trong các trường Đại học là chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngành và được các trường được triển khai thường xuyên với sự đánh giá, điều chỉnh kịp thời. Song cần hiểu cụ thể về quản lý chất lượng giáo dục là một quan niệm nhiều chiều, bao hàm tất cả các chức năng và nhiều yếu tố. Sự đánh giá là cần thiết, công khai để điều chỉnh, để rút kinh nghiệm, cải tiến và được xác định những chất lượng được thừa nhận trên bình diện thực tế. Đánh giá phải chú trọng tính đa dạng, tính đồng bộ và đảm bảo khơng tách khỏi tính phù hợp đáp ứng nhu cầu xã hội. Chúng tôi xác định chất lượng của quản lý GDĐH phụ thuộc những yếu tố sau:

1

279 + Chất lượng của sự quản lý cơ sở: Sự quản lý được coi như một chính thể phối + Chất lượng của sự quản lý cơ sở: Sự quản lý được coi như một chính thể phối hợp và tương tác giữa các đơn vị, cá nhân trực thuộc theo một quy chế nhất định nhưng đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý.

+ Chất lượng của chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo là cơ sở pháp lý được coi là một trong những cẩm nang kiến thức trang bị cho sinh viên. Nên cần chú trọng xác định rõ mục tiêu, yêu cầu đào tạo phải gắn liền với nhu cầu đáp ứng của xã hội.

+ Chất lượng về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất được coi là phương tiện hữu hiệu để đáp ứng thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Nếu phương tiện đầy đủ, hiện đại sẽ tác dụng thúc đẩy sự tư duy, sáng tạo trong nghiệp vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

+ Chất lượng của nhân sự - nhân tố người thầy: Là chủ thể của hoạt động giảng dạy giữ vai trị chủ đạo trong q trình dạy học. Trong nhà trường công tác giảng dạy ln là vấn đề sống cịn của cả một tập thể sư phạm, là mũi nhọn ln phải đi trước đi đầu. Vì vậy, vai trị quan trọng của thầy cơ giáo đang là những người "truyền lửa" trên bục giảng. Người đời vẫn nói "Thầy nào trị ấy", điều đó quả khơng sai vì các em (sinh viên) là những "hình chiếu" trung thành nhất của những thầy cơ hội tụ đủ 2 yếu tố trí và đức để tạo ra sản phẩm là nguồn nhân lực đáp ứng với phục vụ cho xã hội.

+ Chất lượng - nhân tố sinh viên: Sinh viên được coi là nhân tố của giáo dục. Sinh viên vừa là khách thể của hoạt động dạy, vừa là chủ thể hoạt động tích cực độc lập sáng tạo. Nhưng cũng phải xác định được "Người học khơng phải là cốc rót đầy mà là

ngọn nến để châm lửa". Những tri thức trong tương lai với vận mệnh của đất nước.

+ Chất lượng NCKH: Công tác NCKH được coi là nhiệm vụ song hành với công tác giảng dạy. Nhiệm vụ NCKH được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, được đánh giá kiểm định và ứng dụng trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 91 - 92)