267 khi phải tiếp xúc, trao đổi riêng tư với sinh viên thì sinh viên lại đánh giá hiệu quả từ sự

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 80 - 82)

4. Hỗ trợ sinh viên trong hoạt động hƣớng nghiệp 54,

267 khi phải tiếp xúc, trao đổi riêng tư với sinh viên thì sinh viên lại đánh giá hiệu quả từ sự

khi phải tiếp xúc, trao đổi riêng tư với sinh viên thì sinh viên lại đánh giá hiệu quả từ sự trợ giúp của CVHT liên quan nhiều đến kỹ năng giao tiếp. Khi đưa ra một lời gợi ý rằng theo các bạn c CVHT cần hoạt động như thế nào đã có nhiều ý kiến đưa ra liên quan đến

cách làm việc của CVHT: “Cần gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện với sinh viên nhiều hơn

trong học tập cũng như tình cảm” (nghĩa là phải tăng cường giao tiếp với sinh viên hơn

nữa); “Cần tích cực, hoạt động hơn, quan tâm hơn tới sinh viên, gặp gỡ, giao lưu, gần

gũi với sinh viên”; “Cần nói chuyện với sinh viên cởi mở hơn, bỏ qua thái độ q nghiêm túc vì nó gây ra áp lực và căng thẳng trong việc gặp mặt nhau”; “Cởi mở, sẵn lòng giúp đỡ sinh viên, chủ động chia sẻ khi sinh viên gặp khó khăn”; “nhiệt tình hơn, cởi mở hơn, lên lớp nhiều hơn, hướng dẫn chi tiết hơn”… và rất nhiều ý kiến khác nói

đến việc sinh viên cần CVHT nhiệt tình hơn, cởi mở hơn, gần gũi hơn với sinh viên.

Lời kết

Để bàn đến “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học” hiện nay, đặc biệt là ở bậc đại học, chúng tôi cho rằng trong vai trò là một nhà giáo, người giảng viên cần phải là người thầy giỏi, là người nắm vững kiến thức chuyên ngành, kiến thức về chương trình đào tạo và đồng thời phải là người có kỹ năng trong việc giao tiếp với sinh viên. Hiệu quả của giảng dạy không chỉ nằm ở tri thức khoa học mà các giảng viên truyền cho sinh viên mà còn nằm ở việc các giảng viên vận dụng các kỹ năng trong quá trình tương tác với sinh viên.

Trước đây, khi giáo dục đại học theo hình thức niên chế, giảng viên chỉ cần nắm rõ chương trình dạy và có thể u cầu nhà trường sắp xếp lịch lên lớp theo thời gian biểu của mình, thậm chí có thể đề xuất sinh viên học thêm giờ, ngồi giờ… Nhưng với việc tín chỉ hố chương trình bậc đại học thì vai trị của giảng viên lại ít nhiều thay đổi. Bên cạnh việc giảng dạy, giảng viên còn phải đảm trách vai trò của người CVHT (ở một số trường đại học, giáo viên chủ nhiệm lớp được gọi là CVHT), đó là những người giúp đỡ sinh viên phát triển các năng lực nhằm đáp ứng những mục tiêu về học tập, thích nghi với môi trường học tập và cuộc sống của nhà trường, xã hội.

Bắt đầu từ năm 2008, Bộ GD&ĐT đã ra quy định về việc thành lập đội ngũ CVHT trong chương trình đào tạo theo tín chỉ, vì vậy ở các trường đại học hiện nay mỗi khoa có ít nhất 4 CVHT (mỗi khóa học có một cố vấn) giúp cho sinh viên trưởng thành hơn trong việc cá nhân hoá học tập.

Ở Đại học Quốc gia Hà Nội, phương hướng đến năm 2010, tầm nhìn 2020 (đề án 16+23) đã cho thấy, nhiệm vụ của thầy và trò trường ĐHQGHN phải xây dựng và phát triển ĐHQGHN thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu, ứng dụng

268

khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế; tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam; đóng vai trị nịng cốt và đầu tàu đổi mới trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà; là trung tâm giao lưu quốc tế về khoa học, giáo dục, văn hoá của cả nước.

Thay lời kết cho bài viết này, chúng tôi cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, một trong những việc làm thiết thực góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học Việt Nam là nâng cao kỹ năng tư vấn cho đội ngũ giáo viên, đội ngũ CVHT trong tiến trình đào tạo tín chỉ ở các trường đại học. Bởi giảng viên vừa là những nhà giáo, vừa là người đóng vài trị quan trọng trong công tác CVHT cho sinh viên; giảng viên là CVHT chính là mắt xích chủ chốt trong guồng quay đào tạo; là người đóng vai trị bản lề trong mối quan hệ giữa tiến trình đào tạo và kết quả đào tạo. Để đạt được điều đó, CVHT cần được nâng cao về kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng làm công tác CVHT nhằm đem lại môi trường dạy và học thực sự hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

1. Quy định tạm thời về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của cố vấn học tập của Trường

Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, ngày 11 – 9 – 2008.

2. Quy chế (dự thảo) Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ,

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Quy định về Công tác Cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.

4. GS. TSKH Lâm Quang Thiệp, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức đào tạo theo học

chế tín chỉ các học viện, trường đại học, cao đẳng, Học viện Quản lý giáo dục, 2008.

5. Khoá luận “Thực trạng hoạt động của cố vấn học tập”, Nguyễn Thị Mây, K51, Khoa

Tâm lý học, ĐHKHXH&NV, 2010. 6. www.hut.edu.vn 7. www.hvtc.edu.vn 8. http://iep.hut.edu.vn/ 9. http://www.pace.edu/page.cfm?doc_id=12077 10. http://www.gdtd.vn/channel/3062/201007/GV-co-van-hoc-tap-dac-biet-quan-trong- trong-dao-tao-theo-hoc-che-tin-chi-1930157

269

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)