Đổi mới phương pháp giảng dạy.

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 120)

- Tăng cường nhân sự phòng TCCB.

2.4Đổi mới phương pháp giảng dạy.

1 PGS.TS – Phó Hiệu trưởng Trường Đạihọc Kinh tế Công nghiệp Long An

2.4Đổi mới phương pháp giảng dạy.

Phương pháp giảng dạy được coi vừa là sản phẩm của 3 yếu tố nói trên, vừa là kết quả của quá trình đứng trên bục giảng của mỗi một người thầy, là kết quả của công sức, tài năng và trí tuệ của chính họ, quyết định rất lớn đến chất lượng đào tạo và do vậy, chúng tôi coi đây là một yếu tố khác – yếu tố thứ 4 – trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Suy nghĩ về câu nói nổi tiếng của nhà giáo dục học Thomas Carruters: “Một người thầy giỏi là người càng lúc càng không cần thiết đối với học trò” chúng ta cảm nhận được phương pháp giảng dạy có ý nghĩa to lớn đến như thế nào. Cũng giống như những sản phẩm trong nền kinh tế thị trường, “sản phẩm” được đào tạo phải là những sản phẩm mà xã hội đang có nhu cầu, từ đó kéo theo một yêu cầu khác của phương pháp giảng dạy là hãy truyền đạt những kiến thức gì mà xã hội đang cần, chứ khơng phải truyền đạt

những kiến thức mà người thầy đang có.

Cách đặt vấn đề như trên, chính là xuất phát từ việc coi sinh viên là người thụ hưởng kết quả đào tạo, là chủ thể của quá trình đào tạo. Từ suy nghĩ ấy nhà trường khích lệ giảng viên giảng dạy theo phương pháp tích cực, kích thích tư duy độc lập và sang tạo trong học và nghiên cứu khoa học, khuyến khích thầy giáo, cơ giáo đánh giá kết quả học tập của sinh viên thông qua thảo luận và trân trọng ý kiến cá nhân.

Về phía nhà trường, trong quá trình theo dõi và thanh tra học chính, tiến hành giám sát và thẩm định chất lượng, đảm bảo dạy đủ số tiết cho từng môn học. Mặc khác thông qua việc lấy phiếu thăm dò của sinh viên về phương pháp giảng dạy, bổ sung tư liệu tham khảo trong việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên.

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 120)