Xây dựng hoạt động đảm bảo chất lƣợng

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 53 - 55)

2.1. Cơ sở để xây dựng hoạt động

Có nhiều lí do để Trường ĐHNN xây dựng và phát triển hoạt động này, song những lí do chính là:

Trường ĐHNN áp dụng các “Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo” (QĐ 4447/QĐ-KĐCL ngày 30/11/2007) và “Bộ tiêu huẩn kiểm định chất lượng đơn vị đào tạo ĐHQGHN” (QĐ 05/QĐ-KĐCL ngày 13/12/2005) của Giám đốc ĐHQGHN. Với sự hỗ trợ của ĐHQGHN, sự quan tâm của Ban Giám đốc, các hoạt động đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng của nhà trường đã và đang được thực hiện một cách có hiệu quả. Trường ĐHNN rất mong muốn nhận được những sự hỗ trợ mạnh hơn nữa để trong tương lai gần có thể trở thành trường đại học chất lượng cao đạt chuẩn quốc gia và quốc tế trong khu vực ASEAN. Sinh viên có những phương tiện phục vụ học tập, giảng dạy với những giảng viên được đào tạo tốt.

Trường có sứ mệnh, tầm nhìn, chính sách, nguồn lực, nhu cầu xã hội là những yếu tố rõ ràng và quan trọng trong chiến lược phát triển của mình. Tất cả những điều đó là cơ sở, động lực thức đẩy mạnh mẽ công tác đảm bảo chất lượng. Như vậy, chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng, được coi trọng nhất, ở Trường ĐHNN hệ thống đảm bảo chất lượng đang được xây dựng, tăng cường và phát triển.

Trường ĐHNN rất quan tâm đến nghiên cứu khoa học, coi trọng giáo dục chất lượng cao, xây dựng văn hoá chất lượng - những yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của nhà trường. Từ năm 2008 Trường giao thêm chức năng Kiểm định chất lượng cho Trung tâm Nghiên cứu Phương pháp Giáo dục Ngoại ngữ - Kiểm tra đánh giá và đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Ngoại ngữ - Kiểm định chất lượng (Trung tâm). Trung tâm là công cụ hữu hiệu giúp thực hiện công tác đảm bảo chất lượng của Nhà trường.

Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng và kế hoạch chiến lược phát triển là những nguyên tắc giúp hệ thống đảm bảo chất lượng ngày càng phát triển đáp ứng những yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

241

2.2. Xây dựng và tổ chức hoạt động đảm bảo chất lượng

Năm 2006, lần đầu tiên Trường ĐHNN tiến hành tiến hành tự đánh giá kiểm định chất lượng theo “Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đơn vị đào tạo ĐHQGHN”. Hoạt động này bước đầu giúp cán bộ, giáo viên, sinh viên của Trường có khái niệm ý thức rõ hơn về chất lượng, khái niệm quản lý chất lượng áp dụng vào đợt kiểm định rất tốt, bổ sung cho nhau. Các kinh nghiệm sau đợt kiểm định này được nối kết thành những bài học rất q giá trong văn hố chất lượng của nhà trường.

Trung tâm là một trong những cơng cụ hỗ trợ tích cực về đảm bảo chất lượng cho nhà trường. Trung tâm luôn nắm bắt kịp thời các tiêu chuẩn chất lượng, luôn cải tiến và tăng cường các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng của trường, góp phần tích cực đẩy mạnh việc thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng dựa trên chủ trương chung của ĐHQGHN và chiến lược phát triển của trường, qua đó đảm bảo hoạt động phổ biến văn hoá chất lượng. Trung tâm là đầu mối phối hợp với các đơn vị hoạt động, cùng nhau hỗ trợ hướng đến hoạt động bền vững đảm bảo chất lượng của Trường.

Cơng tác tun truyền về văn hố chất lượng là một trong những hoạt động quan trọng đối với công tác đảm bảo chất lượng. Thời gian đầu, khái niệm chất lượng còn xa lạ, mơ hồ đối với một số người. Điều này dẫn đến những hiểu lầm khơng đáng có giữa những cán bộ làm cơng tác chất lượng và những người chưa ý thức rõ được vai trị của kiểm định chất lượng, quy trình kiểm định khi thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng. Nhờ vào công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hoạt động chất lượng, kiên trì thuyết phục, dần dần mọi người ta đã quan tâm hơn đến những hoạt động này. Cho đến nay chính ý thức về chất lượng (được hiểu như văn hoá chất lượng) là một trong những điểm quan trọng đối với kết quả đạt được trong hoạt động đảm bảo chất lượng của Nhà trường. Có thể nói, hoạt động đảm bảo chất lượng được xem là công việc thường nhật của mỗi người, bởi vì nó mang lại lợi ích cho mỗi người và cho tập thể.

Nhận thức về chất lượng của những nhà quản lý có liên quan trở thành văn hố chất lượng. Ban Giám hiệu Trường ĐHNN luôn giữ vững quan điểm phát triển chất lượng là yếu tố then chốt quyết định thương hiệu của nhà trường. Khẩu hiệu “Quyết tâm phấn đấu giữ vững vị thế trường ngoại ngữ đầu ngành của cả nước” luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Nhà trường. Chính những người giữ trọng trách của Trường đã rất ý thức được vai trò của văn hoá chất lượng trong nhà trường đại học, không ngừng thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng, xem đó là những nguyên tắc quan trọng nhằm thực hiện sứ mệnh của Nhà trường.

242

Trường có tầm nhìn về chất lượng. Trường đang thực hiện kiểm định các Bộ tiêu chuẩn chương trình đào tạo và đơn vị đào tạo của ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT, coi đó là mơ hình quản lý chất lượng.

Hiện nay Trường ĐHNN quan tâm đến những vấn đề sau:

Về chiến lược phát triển: Trường có kế hoạch phát triển trung hạn 2010-2015, tầm nhìn dến năm 2020. Chiến lược này đã được thông qua và được quán triệt đến toàn thể cán bộ giáo viên và sinh viên. Văn kiện của đại hội Đảng bộ lần thứ XVII, các kế hoạch chiến lược của trường có cùng nội dung thống nhất. Trường đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp giảng dạy theo tín chỉ, nghiên cứu khoa học nhằm tăng cường chất lượng theo các chuẩn.

Về nguồn lực: Trường có hệ thống quản lý các nguồn thông tin và chia sẻ thông tin qua website và hệ thống tài liệu hiện có. Bộ phận chức năng quản lý chất lượng của trường phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng của các đơn vị. Hiện nay trường đang quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, vật chất và tri thức.

Hiện nay Trường đặc biệt quan tâm đến quản lý, đổi mới chất lượng đào tạo như xây dựng bài giảng điện tử, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, phát triển các chương trình đào tạo mới đáp ứng nhu cầu xã hội, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế…

Trong năm học 2010-2011 Trường sẽ thực hiện việc đánh giá giáo viên để nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện nay các bộ phận chức năng đang tích cực chuẩn bị để có thể triển khai hoạt động này vào khoảng cuối học kì I của năm học.

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 53 - 55)