Hồ Cảnh Hạnh1
1. Đặt vấn đề
Cả nước hiện nay có hơn 100 cơ sở đào tạo giáo viên các cấp học, ngành học, bao gồm các trường đại học sư phạm (ĐHSP), các trường đại học (ĐH) có khoa/ngành sư phạm, các trường cao đẳng sư phạm (CĐSP), trung cấp sư phạm (TCSP) và các trường cao đẳng (CĐ) có có khoa/ngành sư phạm. Cùng với sự phát triển của ngành giáo dục, ở các địa phương, các trường TCSP Mầm non được nhập với TCSP (đào tạo giáo viên tiểu học) và được nâng cấp dần thành trường CĐSP (xem bảng dưới). Các trường CĐSP địa phương chủ yếu đào tạo giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học và giáo viên THCS trình độ cao đẳng, một số trường đào tạo giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học trình độ trung cấp. Năm TCSP MN TCSP CĐSP 1988 47 45 37 1997 4 29* 37 2001 4 7 57** 2010 2 44***
(*) trong đó có 2 trường sư phạm kỹ thuật (**) trong đó có 3 trường sư phạm kỹ thuật
(***) trong đó có 1 trường sư phạm kỹ thuật; 4 trường cao đẳng (khơng có “đi” sư phạm).
Trong 39 trường CĐSP hiện nay, các trường trực thuộc UBND tỉnh (đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh) đa số là các trường được thành lập những năm gần đây, các trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) (đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở) phần lớn được thành lập từ sau năm 1975 đến cuối những năm 90 của thế kỉ 20. Trường CĐSP thuộc hệ thống giáo dục đại học. Tổ chức và hoạt động theo Luật Giáo dục và Điều lệ trường Cao đẳng. Để thống nhất quản lý trường CĐSP, liên Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ đã có quy định hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở
1
246
GD&ĐT mà theo đó trường CĐSP là đơn vị trực thuộc Sở. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có một số ít địa phương thực hiện quy định này và xuất hiện những khó khăn, vướng mắc.
Quản lý trường CĐSP vừa đảm bảo tính hệ thống, phổ biến (như các trường cao đẳng khác), vừa mang tính đặc thù bởi tính chất nghề nghiệp của nó, vì trường sư phạm là “máy cái” của ngành giáo dục.