- Năng lực dạy học Năng lực giáo dục.
1 PGS.TS – Trưởng phịng QLKH&NCPT, Trường ĐH Tài chính Marketing
333 Có chế tài đủ mạnh để nâng cao hiệu quả công tác quản lý; Có cơ chế bắt buộc về
Có chế tài đủ mạnh để nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý; Có cơ chế bắt buộc về số lượng các bài báo, cơng trình NCKH đối với các giảng viên có trình độ từ tiến sỹ trở lên; Có chế độ thưởng cao cho các cơng trình nghiên cứu được chấp nhận tại các hội nghị quốc tế hoặc được đăng trên các tạp chí quốc tế; Kết hợp chặt chẽ NCKH với đào tạo thông qua hội nghị khách hàng hàng năm, gắn kết các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ, các đề tài NCKH của giảng viên, SV với các đơn đặt hàng của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp trong và ngoài nước; tập trung nguồn lực thực hiện một số nghiên cứu mũi nhọn đang cần, bớt hình thức, khơng lãng phí kinh phí của Nhà nước và cả bản thân những người thực hiện, sau khi kết thúc đề tài sẽ đào tạo được nhiều tiến sỹ, thạc sỹ, các giảng viên trẻ được nâng cao trình độ và là chủ nhiệm đề tài của các năm tiếp theo.
Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường để các doanh nghiệp chia sẻ một phần kinh phí đào tạo, tạo điều kiện cho các SV giỏi nhưng có hồn cảnh khó khăn có thể học tập các lớp có chất lượng cao (các doanh nghiệp sẽ kiểm tra, giám sát, hỗ trợ chất lượng đào tạo trong suốt quá trình đào tạo của trường.
Bộ GD&ĐT cần mở rộng hơn để khuyến khích, hỗ trợ các trường liên kết với các trường ĐH nước ngoài đào tạo theo phương pháp tiên tiến, kể cả giảng dạy bằng tiếng Anh theo chương trình đào tạo của các trường đối tác nước ngồi, tăng quy mơ đào tạo giảng viên các trường đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
Cần kiên quyết đẩy mạnh trao quyền tự chủ cho các trường, nhấn mạnh tính tự chủ phải đi kèm với tự chịu trách nhiệm trước xã hội (trách nhiệm về tinh thần, pháp lý và trách nhiệm giải trình). Việc trao quyền tự chủ cho các trường tức là giảm thiểu sự can thiệp của Chính phủ về các mặt tài chính, nhân sự, chương trình giảng dạy đối với ĐH, đem quyền đưa ra những quyết sách giao cho trường học; đồng thời với tăng cường quản lý vĩ mô, kiên quyết thực hiện nới lỏng, giảm bớt các thủ tục hành chính, giảm bớt xin-cho, vì đang cản trở cho quyền tự chủ.
Cân bằng cung cầu trong giáo dục nên để cho thị trường điều tiết. Chính phủ cần xây dựng hành lang để giám sát và can thiệp khi cần thiết. Không can thiệp quá nhiều như hiện nay. Việc Quy định mở ngành và xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường ĐH-CĐ là một sự đổi mới cần được ghi nhận, theo đó, việc mở ngành hoặc tăng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường chủ yếu dựa vào 3 yếu tố: chỉ tiêu phát triển của toàn hệ thống; năng lực tuyển sinh và đào tạo của nhà trường những năm trước đó và thực tế sự chuẩn bị về đội ngũ và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trường trong năm học tới. Mặt
334
khác, chủ trương kiên quyết kiểm soát cho được chất lượng đào tạo của Chính phủ cũng khơng nằm ngồi xu thế đó.
Tóm lại: Việc nâng cao chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chất
lượng đầu vào của các đối tượng đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra sát hạch đánh giá chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất đảm bảo, nhưng trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất cho mọi quốc gia, và đầu tư cho con người chính là đầu tư cho giáo dục.
Thực tiễn cho thấy không thể tách giáo dục ĐH khỏi cơ chế thị trường bởi vì giáo dục ĐH đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao cho thị trường lao động và thị trường khoa học - công nghệ. Lao động có trình độ cao và khoa học cơng nghệ tiên tiến là bí quyết cất cánh của mọi nền kinh tế.
Nhà nước cần tiếp tục trợ giúp xu thế đổi mới giáo dục ĐH theo nhu cầu xã hội, chuyển từ kiểu Nhà nước định chế sang kiểu Nhà nước giám sát (state supervising model).
Tài liệu thao khảo