Những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dụ cở trƣờng Đạihọc TDTT Đà Nẵng trong những năm tới:

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 94 - 96)

- Đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo theo hướng tăng cường năng lực sư phạm, năng lực thực hành và đạt chuẩn đầu ra cho sinh viên Chú trọng bồi dưỡng kỹ

4.Những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dụ cở trƣờng Đạihọc TDTT Đà Nẵng trong những năm tới:

Đà Nẵng trong những năm tới:

a. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, đổi mới cơ chế quản lý hoàn thiện quy chế làm việc, quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các đơn vị, chuẩn hoá cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy trên cơ sở điều chỉnh, phát triển thích ứng với điều kiện thực tế, tình hình đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

b. Định kỳ tổ chức hội thảo toàn cán bộ, giảng viên, viên chức để nâng cao nhận thức, quán triệt tinh thần trách nhiệm cho cán bộ giảng viên trong giai đoạn mới để mỗi cán bộ, giảng viên thấy được những khó khăn, thách thức của nhà trường trong xu thế phát triển, cạnh tranh và hội nhập; để từ đó mỗi cán bộ giảng viên phải trăn trở với sự nghiệp đào tạo của nhà trường, có ý thức nỗ lực phấn đấu về chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ công tác đào tạo trong nhà trường tốt hơn.

c. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các Chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội, cần có cấu trúc mơđun mềm dẻo, để điều chỉnh và cập nhật tăng khả năng liên thông giữa các hệ đào tạo.

d. Trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, đồng bộ đúng quy cách để thực sự là phương tiện hữu hiệu thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

e. Phát triển đội ngũ giảng viên trên cả 2 phương diện: Số lượng và chất lượng, được thực hiện trên nguyên tắc tránh độc quyền về chun mơn, mỗi mơn học phải có ít nhất 2 giảng viên đảm nhận.

f. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên được quan tâm thường xuyên với nhiều hình thức: Động viên, tạo điều kiện cho giảng viên tự học, tổ chức giao lưu học tập trong và ngoài đơn vị, đầu tư mọi điều kiện (thời gian, kinh phí) để bồi dưỡng chun mơn cho giảng viên ở trong nước và nước ngoài để giảng viên được cọ sát, cập nhật, hội nhập nâng cao tri thức.

g. Công tác NCKH cần được đẩy mạnh trong giảng viên và sinh viên đồng thời cần quán triệt đó là nhiệm vụ song hành trong cơng tác giảng dạy và học tập. Trong nhà trường cần có những văn bản quy định cụ thể, chế tài đi đôi với chế độ thoả đáng để khơi được năng lực tư duy, sáng tạo, hứng thú với công tác NCKH phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo.

282

h. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo cần được triển khai thực hiện thường xuyên, trung thực để có cơ sở điều chỉnh, rút kinh nghiệm, bổ sung kịp thời đáp ứng với mục tiêu đào tạo của nhà trường và nhu cầu của xã hội.

i. Tổ chức nhiều buổi tọa đàm, đối thoại giữa sinh viên với lãnh đạo trường, tổ chức hội nghị dân chủ sinh viên nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng đồng thời quy định rõ nhiệm vụ học tập rèn luyện cho sinh viên, giúp sinh viên tiếp thu những kiến thức cơ bản, kỹ năng nghề nghiệp và thông tin về việc làm khi ra trường. Từ đó sinh viên có chí hướng học tập, tu dưỡng để đạt kết quả học tập tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

j. Công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường cần được đánh giá kịp thời, công khai công bằng với những tiêu chí cụ thể, chế độ rõ ràng nhằm động viên mọi thành viên trong nhà trường tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao công tác quản lý, nâng cao chất lượng trong nhà trường.

283

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 94 - 96)