Theo tìm hiểu của chúng tơi, nhận định nhận được sự đồng thuận cao nhất tại các hội nghị chuyên đề về giáo dục đào tạo ĐBSCL gần đây đều cho rằng ĐBSCL là vùng có trình độ dân trí và nguồn nhân lực thấp nhất cả nước. Số lượng trường đại học bình quân trên dân số của vùng cũng ở mức thấp nhất. Mật độ trường ĐH ở vùng ĐBSCL chỉ bằng 1/10 đồng bằng sông Hồng và bằng khoảng 1/3 bình quân cả nước (ở vùng ĐBSCL 3.370.000 người dân mới có 1 trường ĐH; trong khi đó con số này ở đồng bằng sơng Hồng là 327.000 người người dân/1 trường ĐH). Với xuất phát điểm thấp như vậy, giáo dục ĐH ĐBSCL (bao gồm ĐH và CĐ) trong điều kiện của bước vào sân chơi hội nhập và hợp tác quốc tế về giáo dục với những khó khăn, thử thách khơng nhỏ.
Trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng trên lĩnh vực giáo dục ĐH, hầu hết các trường ĐH – CĐ khu vực ĐBSCL đã hình thành phịng chức năng quản lý hoạt động quan hệ, hợp tác quốc tế (QH, HTQT) và thường ghép chung bộ phận quản lý khoa học của các trường với mơ hình phổ biến là “phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế”, qui mơ phịng lớn nhất là 12- 15 cán bộ, phổ biến từ 3 - 5 cán bộ , có nơi chỉ 2 - 3 cán bộ. Đây là đơn vị có chức năng tham mưu cho Ban Gián hiệu nhà trường trong:
. Quản lý và điều phối hoạt động hợp tác quốc tế · Hoàn thành thủ tục và quản lý đoàn ra, đoàn vào.
· Điều phối thực hiện và quản lý các chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài.
· Quản lý hồ sơ du học nước ngoài.
· Là kênh liên lạc giữa Ban Giám hiệu trường với các tổ chức quốc tế.
· Dịch thuật các tài liệu phục vụ cho học tập, giảng dạy và NCKH của trường. Chúng tơi đã có cuộc khảo sát nhỏ với lãnh đạo và nhân viên các phòng Quản lý khoa học & Quan hệ/Hợp tác quốc tế ở một số trường ĐH lớn như Cần Thơ, An Giang,
225 Đồng Tháp, Trà Vinh, Tiền Giang lẫn các trường CĐSP và CĐ cộng đồng, CĐ đa ngành Đồng Tháp, Trà Vinh, Tiền Giang lẫn các trường CĐSP và CĐ cộng đồng, CĐ đa ngành ở các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang… Một thực trạng chung chúng tôi nhận thấy rất rõ là hầu hết các trường đã bám sát chức năng, nhiệm vụ theo qui định; nhưng trên thực tế việc triển khai hoạt động QH, HTQT ở các trường diễn ra khá đơn điệu: - mỗi năm đều có kế hoạch hoạt động (nằm trong kế hoạch năm học chung của của trường) nhưng kế hoạch này lệ thuộc rất nhiều và nguồn kinh phí, sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên và bị chi phối bởi đối tác nước ngoài… thế là hoạt động QH, HTQT của các đơn vị chỉ trông vào mỗi việc tranh thủ nguồn học bổng du học, lo hồ sơ thủ tục cho giảng viên, cán bộ hoặc sinh viên của trường đi hội thảo, hội nghị và du học nước ngồi… Hoạt động HTQT của các trường vì vậy cịn thụ động, lúng túng và rất mờ nhạt, gần như chỉ mang tính hình thức theo kiểu “rập khn” nặng về mặt hành chính, chưa có những mơ hình năng động đáp ứng u cầu tồn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng về giáo dục & đào tạo. Trong khi đó, ở các trường, kể cả trường CĐ địa phương tiềm năng hoạt động HTQT không phải là nhỏ, ngay như ở CĐ Bến Tre, từ năm 2006 đã có nhiều hoạt động tiếp cận với các Dự án phát triển cộng đồng do Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Quỹ FORD tổ chức theo hướng gia tăng năng lực hội nhập của giảng viên trong khuôn khổ hoạt động Ngày sáng tạo Việt Nam (Vietnam Innovation Day) với nguồn vốn không lớn từ giải thưởng VID nhưng giá trị lớn hơn nhiều là kinh nghiệm thực tiễn trên đường hội nhập của giáo dục ĐH - CĐ địa phương. Chính vì vậy, cho đến nay rất khó có thể nhận diện được một mơ hình thích hợp, đáp ứng u cầu nhiệm vụ và tình hình mới của GD ĐH - CĐ ở cấp độ địa phương, hay nói cách khác là các mơ hình hoạt động QH, HTQT của các ĐH - CĐ ở khu vực này cịn nặng về hình thức, cơ cấu mang tính “bộ khung” hơn là đưa ra những mơ hình hoạt động thực tiễn! Đây là những bài toán nan giải mà các nhà quản lý giáo dục ĐH Việt Nam phải đối mặt.
Cá biệt có một vài trường hoạt động QH, HTQT khá nhộn nhịp và hiệu quả, nhưng mơ hình này xem ra khó nhân rộng vì dựa vào ảnh hưởng của một vài cá nhân; Ví dụ như ở ĐH An Giang, những năm qua nhờ vào uy tín đối ngoại của GS.TS Võ Tịng Xuân, Trường ĐH An Giang đã ký ghi nhớ hợp tác với ĐH Darmstadt - nơi xuất phát công nghệ truyền thông Telecom của Đức và là một trong những trường ĐH thực hành của Đức, kết hợp các môn học truyền thống và hiện đại, hợp tác đa ngành trong từng môn học. Với mơ hình hợp tác này, ĐH An Giang và ĐH Darmstadt tổ chức trao đổi sinh viên và giảng viên trên lĩnh vực học thuật ở hai ngành khoa học máy tính và kinh tế quản trị kinh doanh. Cán bộ giảng dạy của ĐH An Giang và sinh viên cao học được tuyển chọn theo đúng tiêu chuẩn sang ĐH Darmstadt học lấy bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ tin
226
học truyền thông. Sinh viên ĐH An Giang có dịp dự các buổi giảng của giáo sư ĐH Darmstadt qua cầu truyền hình Darmstadt - An Giang. Chi phí cho hoạt động hợp tác trong giai đoạn đầu do hai trường tự trang trải và từ nguồn quỹ học bổng nhà nước và Cơ quan hỗ trợ giáo dục quốc tế của tiểu bang Hessen. Ngoài ra, ở lĩnh vực kinh tế quản trị kinh doanh, khoa Kinh tế của ĐH Darmstadt cũng phối hợp với ĐH An Giang mở lớp ngắn hạn về "Bồi dưỡng giám đốc doanh nghiệp" và lớp thạc sĩ "Quản trị kinh doanh" tại An Giang. Giáo sư của Darmstadt sang ĐH An Giang trực tiếp giảng dạy bằng tiếng Anh.
Trường ĐH Cần Thơ – “Trung tâm” của giáo dục ĐH khu vực ĐBSCL thì có “ưu tiên” từ trên xuống trong việc thực hiện các nhiệm vụ QH, HTQT; để đào tạo nguồn
nhân lực có trình độ cao cho tồn vùng, thơng qua thực hiện Chương trình Mekong
1000. Đây cũng là một kênh khá hiệu quả để triển khai các hoạt động QH, HTQT của
ĐH Cần Thơ mà nhiều ý kiến cho rằng nhờ vào uy tín của GS.TS Võ Tịng Xuân một thời làm Hiệu trường trường này.
Các trường ĐH Trà Vinh, ĐH Tiền Giang tuy còn non trẻ nhưng có các mơ hình Trung tâm Hợp tác đào tạo Quốc tế (CiCet), mơ hình Khơng gian Pháp ngữ… ban đầu tỏ ra là những mơ hình hoạt động mở ra nhịp cầu để khai thác hoạt động QHQT. Trực tiếp tham gia một cuộc sinh hoạt của CiCet trong khuôn khổ lớp tập huấn “Phương pháp
Nghiên cứu khoa học” (phối hợp với GSTS Brian Dick – ĐH Vancouver Island –
Canada) tổ chức vào tháng 6 năm 2009, chúng tôi rút ra nhiều bài học q trên hành trình tìm tịi, xác lập một mơ hình mới cho hoạt động QH, HTQT ở các trường ĐH - CĐ địa phương.
Những nét chấm phá trên đây chưa thể phản ánh bức tranh toàn cảnh về hoạt động QH, HTQT ở các trường ĐH – CĐ khu vực ĐBSCL; tuy nhiên ở một góc nhìn hẹp đã cho thấy quản lý giáo dục ĐH cấp địa phương ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, thực trạng này thể hiện rõ nét trên lĩnh vực QH, HTQT, ngun nhân chính, theo chúng tơi là:
Chúng ta chưa có chiến lược đầu tư, phát triển hoạt động QH, HTQT thời hội nhập triển khai từ Bộ Giáo dục & Đào tạo đến địa phương; Chúng ta có cảm giác hiện nay, Bộ gần như thả nổi, địa phương nào, địa phương ấy lo.
227 Chỉ đạo phát triển hoạt động quan hệ quốc tế trên lĩnh vực giáo dục còn dàn trải, Chỉ đạo phát triển hoạt động quan hệ quốc tế trên lĩnh vực giáo dục còn dàn trải, chưa tạo ra động lực mạnh đủ sức nâng cao tầm hoạt động xúc tiến quan hệ, hợp tác quốc tế trên lĩnh vực giáo dục ĐH.
Quản lý lĩnh vực QH, HTQT của các trường nhất là các trường địa phương còn bất cập, phần lớn do cơ chế phối hợp thiếu đồng bộ; có mặt chưa hợp lý vừa trùng lắp, vừa chồng chéo lại vừa không chặt chẽ. Nội dung hoạt động chưa có sự định hướng mang tính pháp quy của nhà nước mà tùy thuộc vào sự thương lượng, thỏa thuận với từng đối tác trong từng giai đoạn cụ thể, thiếu căn cơ… Điều này làm mất đi nhiều cơ hội quý cho các trường khi đặt vấn đề xúc tiến quan hệ, hợp tác quốc tế.
Nguồn lực đầu tư cho các hoạt động quan hệ, hợp tác quốc tế trên lĩnh vực giáo dục quá ít ỏi, chưa đủ sức tạo ra bước đột phá.
Chúng ta đều biết, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến năm 2010 trình độ dân trí và các chỉ số về phát triển nguồn nhân lực của vùng ĐBSCL phải ngang bằng với bình quân chung của cả nước và đến 2015 sẽ bằng với đồng bằng sông Hồng; một trong những tiêu chí để khẳng định chủ trương trên đây thành hiện thực là khả năng thích ứng và hội nhập giáo dục ĐH của vùng tốt. Kinh tế ĐBSCL đang dịch chuyển nhanh theo hướng công nghiệp và dịch vụ, sự phát triển nhanh của du lịch sinh thái, khối kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao rất lớn và đa dạng. Chính vì vậy, một u cầu cấp bách hiện nay đặt ra cho công tác quàn lý giáo dục ĐH khu vực ĐBSCL là phải đầu tư, xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động HTQT ở các trường ĐH – CĐ cấp địa phương; hoạt động QH, HTQT có vị trí rất quan trọng, nó khơng chỉ làm cơ sở nền tảng phát triển QH HTQT về giáo dục mà còn là đòn bẩy cho các hoạt động giao lưu văn hóa, xúc tiến trao đổi kinh tế, kêu gọi đầu tư… ở địa phương. Do đó, hoạt động QH, HTQT phải là bước đi đầu tiên trong quá trình đẩy mạnh đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ĐH – CĐ ở các trường ĐH – CĐ trong vùng, tạo ra những bước tiến vững chắc và nhảy vọt trên đường hội nhập, có như vậy các trường ĐH ở đây mới thực sự là những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn vùng.