Công cuộc cải cách giáo dục

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 72 - 73)

Dẫn lời Phó thủ tướng Chính phủ, Nguyễn Thiện Nhân, việc phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để tạo ra và phát huy lợi thế cạnh tranh quốc tế của Việt Nam về nguồn lực con người trong q trình tồn cầu hoá như hiện nay. Để làm được điều này, cần sự chung tay của toàn Đảng, của hệ thống chính trị xã hội, của toàn dân. Đội ngũ các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (NG&CBQLGD) là những người trực tiếp thực hiện cơng việc quan trọng này, vì vậy họ đang giữ vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng và sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân. Tổ chức Văn hoá và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đã khuyến cáo: Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt đầu từ người giáo viên.

Những năm gần đây, chúng ta tổ chức đồng loạt các cuộc cải cách giáo dục, nhờ đó, ít nhiều đã tạo ra được những mơ hình chung trong cả nước về các hình thức học tập, phương pháp đánh giá… như việc thi chung đề thi, thí điểm chương trình dạy học ở các bậc tiểu học, trung học. Trong năm học này, nhiệm vụ toàn ngành là tiếp tục đổi mới

1

260

quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang triển khai xây dựng Hệ thống thông tin quản lý trường học (gọi tắt là V.EMIS) nhằm đẩy nhanh tiến độ đổi mới công tác quản lý giáo dục, thực hiện thống nhất từ cấp trường tới cấp Bộ.

Như vậy, việc đổi mới công tác quản lý giáo dục là vô cùng cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay, đổi mới cho tất cả các cấp học, đổi mới trong tư duy của học sinh và phụ huynh. Nhưng điều cơ bản, cần đổi mới mạnh mẽ nhất, có lẽ là đó là đội ngũ giáo viên, giảng viên, những người đang nắm vai trò then chốt trong sự nghiệp đổi mới giáo dục nước nhà. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cập đến đội ngũ cố vấn học tập (CVHT), là những người đang giữ trọng trách đặc biệt trong hệ thống đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 72 - 73)