331 Thực hiện việc các Sở GD&ĐT và các trường ĐH, CĐ tham gia đánh giá sự

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 144 - 146)

- Năng lực dạy học Năng lực giáo dục.

331 Thực hiện việc các Sở GD&ĐT và các trường ĐH, CĐ tham gia đánh giá sự

1 PGS.TS – Trưởng phịng QLKH&NCPT, Trường ĐH Tài chính Marketing

331 Thực hiện việc các Sở GD&ĐT và các trường ĐH, CĐ tham gia đánh giá sự

- Thực hiện việc các Sở GD&ĐT và các trường ĐH, CĐ tham gia đánh giá sự lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hoạt động của các Vụ, Cục ở Bộ GD&ĐT từ năm 2010.

Quá trình làm việc và giảng dạy trong trường ĐH cho thấy, 3 yếu tố tác động đến chất lượng trong giáo dục ĐH: Con người, hạ tầng cơ sở, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo và năng lực hội nhập quốc tế. Trong đó con người ln là trung tâm quyết định số một, tác động trực tiếp vào q trình đào tạo trong trường ĐH. Tơi đồng tình với các nhà quản lý cho rằng, yếu tố con người khơng chỉ nói đến đội ngũ thầy cơ giáo mà bao gồm cả đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt. Xét đến cùng thì thành cơng của chất lượng đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ chủ chốt của các trường ĐH. Bên cạnh đó đội ngũ phục vụ từ khâu lên chương trình, thời khóa biểu, chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy… Trình độ chun mơn của người thầy, năng lực nghiệp vụ của cán bộ phục vụ là then chốt.

Để có chất lựơng đào tạo ĐH, cần thiết phải nghiên cứu và vận dụng vào điều kiện cụ thể Việt Nam. Tuy nhiên việc lấy một chương trình quốc tế rất dễ nhưng thực hiện được thì lại là cả một vấn đề lớn nếu khơng có những con người có đủ năng lực triển khai. Việc thiết kế được chương trình chuẩn, nội dung tiếp cận được với các chương trình giáo dục của những nước tiên tiến với đúng nghĩa của nó đã là một vấn đề không dễ làm nếu không chủ động hội nhập giáo dục quốc tế. Nhưng khi có chương trình rồi thì đội ngũ có khả năng, năng lực tiếp cận với thực tế đó khơng. Làm tốt được những điều đó chính là nền tảng làm nên chất lượng.

Chương trình hay, chuẩn, nhưng khơng có đội ngũ thầy chuẩn thì việc giảng dạy sẽ không thành công. Mỗi giảng viên cần phải biết được trình độ, năng lực mình thế nào, đang đứng ở đâu, từ đó nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới, lấy chương trình đào tạo chuẩn của quốc tế làm thước đo cho chính mình để học hỏi, xây dựng và nâng cao chất lượng bài giảng.

Khi nói tới chất lượng thì khơng thể khơng đề cập tới những điều kiện đi kèm như trang thiết bị thực hành, giảng đường, cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hiện nay nhiều trường cơ sở vất chất quá yếu.

Cần có cơ chế hiệu quả, tạo động lực để khuyến khích các trường ĐH tăng cường hợp tác quốc tế. Coi đó như một tiêu chí, thước đo về chất lượng, thương hiệu của trường ĐH. Việc đánh giá dựa vào: 1) Số lượng chương trình hợp tác, liên kết đào tạo có

332

hiệu quả với các trường đối tác nước ngoài, 2) Số lượng sinh viên nước ngoài đang theo học ở tại trường.

Mơ hình hợp tác của các trường rất đa dạng, mỗi trường với thế mạnh riêng của mình đã tìm được các đối tác phù hợp. Các trường khi tiến hành thiết lập quan hệ đối tác, sẽ phải tự tìm hiểu đối tác của mình có thế mạnh gì, lợi thế gì để hợp tác. Khơng có trường nào lại chọn đối tác hợp tác thấp kém hơn mình.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo (quản lý học, thi, quản lý SV, đóng học phí, tra cứu điểm thi được thực hiện qua website, tin nhắn điện thoại di động; việc nhận đơn, thư của SV có thể qua email, giải quyết các công việc quy về một đầu mối) đã làm cho công tác quản lý được khoa học hơn, có tính hệ thống, tính chính xác cao, minh bạch, nhanh chóng, thuận lợi cho người học, tiết kiệm thời gian và kinh phí cho nhà trường. Việc tổ chức lớp học hợp lý góp phần giảm được áp lực về giảng viên và tình trạng đổi giờ, dồn giờ. Các buổi đối thoại trực tiếp với SV, học viên cao học, kể cả với SV tại các trạm xa, góp phần nhanh chóng nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của sinh viên, từ đó điều chỉnh lại cơng tác quản lý cho phù hợp với tình hình.

Để giải quyêt mâu thuẫn giữa nâng cao chất lượng đào tạo trong khi nguồn ngân sách Nhà nước cấp có hạn, đồng thời để đáp ứng nguyện vọng của SV và các doanh nghiệp về cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, các trường có thể thí điểm mở các lớp có sự chia sẻ nguồn kinh phí từ người học, nhất tiếng Anh, kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chin – ngân hang…

Các trường cần có chiến lược phát triển các mối quan hệ với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý để thực hiện đề tài NCKH, chuyển giao công nghệ do Sở KHCN và các doanh nghiệp, địa phương đặt hàng thực hiện. Chính các hoạt động hợp tác này bước đầu đã gắn kết các đề tài NCKH của giảng viên với các đề tài NCKH do các doanh nghiệp đặt hàng, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giảng dạy, phục vụ tốt hơn cho đào tạo.

Tăng cường hoạt động tư vấn giúp nâng cao trình độ và nguồn thu nhập của các giảng viên, giúp SV có nơi thực tập tốt. Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, thông qua mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn giúp SV khi ra trường nhanh chóng thích nghi mơi trường làm việc, giảm thời gian đào tạo lại của các doanh nghiệp với sản phẩm đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 144 - 146)