Hợp tác quốc tế Thời cơ và thách thức trong tiến trình nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ĐH Việt Nam – Góc nhìn từ các trƣờng ĐH – CĐ địa phƣơng

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 40 - 43)

quản lý giáo dục ĐH Việt Nam – Góc nhìn từ các trƣờng ĐH – CĐ địa phƣơng

Hoạt động HTQT của các trường ĐH – CĐ địa phương ở tầm vĩ mô đã được được “luật hóa” bởi có sự lãnh đạo đúng đắn trên quan điểm giao lưu, hội nhập và tồn

228

cầu hóa của Đảng và chủ trương thực hiện triển khai theo từng năm học của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Thực tiễn GD ĐH – CĐ địa phương hiện từng bước có sự đầu tư thích hợp đáp ứng các yêu cầu như: tăng cường chất lượng, quản lý và cung cấp tài chính cho hoạt động hợp tác quốc tế. Số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên có bước chuyển biến thích ứng. Sinh viên đi du học, lưu học sinh Việt Nam ở các nước tăng nhanh ở cả hai khối: Khối du học bằng ngân sách nhà nước và khối du học tự túc.

Tuy nhiên, yếu tố căn bản theo chúng tôi tạo nên thời cơ thúc đẩy hoạt động HTQT của các trường ĐH – CĐ địa phương xuất phát từ Quyết định số 14/2005/NQ-CP về việc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Vịêt Nam giai đoạn 2006-2020. Nội dung Quyết định này đã xác định quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới và phát triển giáo dục ĐH Việt Nam nhằm đuổi kịp các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI.

Mục tiêu chính được chỉ ra trong Quyết định cần được khẳng định là “…giáo dục

đại học phải có bước chuyển cơ bản về chất lượng và quy mô; năng lực cạnh tranh của từng trường và của toàn hệ thống được nâng cao; thích ứng và hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trên cơ sở đó, thực hiện tốt sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và hoạt động xã hội đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần nâng cao tiềm năng trí tuệ của dân tộc, nâng cao sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và của nền kinh tế đất nước; xây dựng một số trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế”.

Thực hiện mục tiêu trên, giáo dục ĐH – CĐ địa phương ở Việt Nam sẽ có cơ hội “cất cánh”, một khi giáo dục ĐH Việt Nam có những trường ĐH – CĐ đẳng cấp quốc tế; triển khai thực hiện chương trình tiên tiến; việc triển khai xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế cho giáo dục ĐH nước ta trong bối cảnh thực hiện cam kết quốc tế và gia nhập các tổ chức thương mại, giáo dục quốc tế cũng mở ra thời cơ lớn cho giáo dục ĐH. Ngoài ra, chủ trương dạy và học bằng tiếng nước ngoài, tập trung chủ yếu vào tiếng Anh. Việc xây dựng các cơ chế trao đổi giảng viên và sinh viên, liên kết đào tạo và nghiên cứu hợp tác với ĐH – CĐ nước ngoài. Việc tiếp tục dành ngân sách và ưu tiên gửi giảng viên và sinh viên đi học nước ngoài đối với những lĩnh vực trọng điểm, xây dựng các trung tâm du học tại chỗ (trong nước, trong khu vực) mời chuyên gia quốc tế đào tạo chất lượng cao, hoặc đào tạo đan xen để giảm thất thoát chất xám... Đây là những đòn bẩy thúc đẩy

229 hợp tác quốc tế trong tiến trình hội nhập đủ sức tạo nên một trào lưu mới cho giáo dục hợp tác quốc tế trong tiến trình hội nhập đủ sức tạo nên một trào lưu mới cho giáo dục ĐH Việt Nam.

Giáo dục ĐH – CĐ địa phương vì vậy phải hội nhập quốc tế để phát triển là xu thế tất yếu, thế nhưng sự phát triển không đồng đều trong hệ thống ĐH – CĐ địa phương đã dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trở thành những thách thức lớn mà muốn vượt qua, giáo dục ĐH – CĐ địa phương phải được nhìn nhận và đặt trong tương quan phát triển chung của giáo dục ĐH cả nước, tức là các ĐH lớn, ĐH quốc gia phải có trách nhiệm triển khai hoạt động HTQT của mình trong một lộ trình có sự tham gia của giáo dục ĐH – CĐ địa phương, các ĐH lớn cần chủ động hội nhập; nhưng trước hết là phải “thắng trên sân nhà” mới nói đến chuyện “đem chuông đi đánh xứ người”; một ĐH liên kết, liên thông đào tạo trong khu vực, trong nước chưa xong thì khơng thể nói đến chuyện đi trao đổi học giả, “xuất khẩu giáo dục” ra nước ngoài!

Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay các trường ĐH – CĐ địa phương phát triển nhanh và yêu cầu ngày càng cao của hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế buộc các trường ĐH - CĐ địa phương phải nhập cuộc trong điều kiện nội lực còn non yếu, trường nào cũng rập khn cho ra đời phịng/ban/bộ phận hợp tác quốc tế (thường ghép với một chức năng khác) nhưng thực chất không biết làm gì ngồi việc hàng năm lo quản lý hành chánh, sự vụ hồ sơ, thủ tục du học theo diện ngân sách nhà nước.

Các hoạt động xúc tiến hợp tác quốc tế (trao đổi, giao lưu giảng viên, SV mà chủ yếu là du học và cử các bộ lãnh đạo đi tham quan ngoài nước, việc mở ra các sân chơi quốc tế về khoa học – công nghệ với các diễn đàn, hội thảo, hội nghị quốc tế, các cơng trình được cơng bố ở các tạp chí khoa học quốc tế uy tín, các sản phẩm đăng ký phát minh quốc tế…) có tiến hành nhưng “nhỏ giọt” và lệ thuộc hồn tịan vào sự phân bổ của Bộ Giáo dục & Đào tạo và nguồn lực khiêm tốn của các trường. Đến khi “mở rộng cửa” có những đề án đưa cán bộ, giảng viên đi học ngồi nước thì trường ĐH – CĐ địa phương cũng khơng được hưởng lợi vì nguồn lực giảng viên vừa yếu (có đến 99,2 % cán bộ có trình độ tiến sĩ và tiến sĩ khoa học của đất nước tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), đặc biệt năng lực ngoại ngữ của ứng viên không đáp ứng, giảng viên ĐH – CĐ khu vực ĐBSCL còn thấp hơn nhiều với mức bình quân cả nước về bằng cấp ngọai ngữ (66,1 % trình độ C trở lên, 25,7 % trình độ C và có đến 6,7 % trình độ A); khả năng giao tiếp vì vậy rất hạn chế, đây cũng là một rào cản lớn của hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục.

230

Một vấn đề tế nhị không kém phần quan trọng là sự quan tâm của chính quyền địa phương và các ngành chức năng còn hạn chế, nhiều thủ tục, cơ chế tạo điều kiện hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế rườm rà, phức tạp…điều này làm nản lòng “người trong cuộc” lẫn đối tác!

Do đó, tuỳ theo vị thế của mình, các trường ĐH – CĐ địa phương cần năng động, sáng tạo tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý theo hướng tranh thủ thời cơ, khai thác tốt các mối quan hệ để phát triển nhanh hơn theo phương châm “tranh thủ ngoại lực phát huy nội lực”. Lộ trình các trường ĐH – CĐ phát triển khác nhau, sự khác nhau này sẽ giúp các trường trợ lực lẫn nhau và cùng phấn đấu thực hiện nhiệm vụ hội nhập với thế giới về giáo dục ĐH. Hiện nay, ở khu vực ĐBSCL nhiều trường ĐH địa phương mới thành lập, nhưng những trường này có những bước phát triển nhanh, khơng thua kém gì các trường bậc đàn anh, nếu chúng ta có chiến lược tốt trong cơng tác hợp tác quốc tế về giáo dục ĐH. Giáo dục ĐH – CĐ địa phương nên hội nhập với các trường trong khu vực trước, sau đó mới tiến dần ra cả nước và vươn ra ngồi nước... Đó phải là bước đi từ những cơng đoạn có “tính nội cơng” như xây dựng kế hoạch chương trình, phải chuẩn bị nội lực: cơ sở vật chất, chương trình, đội ngũ giảng viên đủ mạnh và đặc biệt là tìm ra đối tác theo quan điểm “chọn mặt gửi vàng” để hợp tác và hội nhập.

Cần lưu ý rằng, để chuyển thách thức, khó khăn thành thời cơ, “chuyển bại thành thắng”, các trường ĐH – CĐ địa phương phải tự đổi mới trong công tác quản lý giáo dục ĐH, chuẩn bị được “thế” và “lực” để hội nhập trên tinh thần chủ động, sáng tạo phát triển bền vững; không phải “van nài, cầu xin”; mà hội nhập trên thế tự tin, sịng phẳng, có đi có lại, dựa trên năng lực, chất lượng uy tín của nhà trường. Để có tư thế hội nhập này, các trường ĐH – CĐ địa phương phải được xây dựng đủ mạnh, phát triển với một chỉnh thể đồn kết và tiếng nói có trọng lượng, có uy tín, có thương hiệu thực sự làm chủ được quá trình hội nhập. Các trường ĐH – CĐ địa phương nên gia nhập các Hiệp hội, tham gia các Ban liên lạc, Câu lạc bộ các trường ĐH - CĐ để tạo ra sự đồng thuận dựa vào nhau phát triển và hội nhập, trước hết là hội nhập trong vùng, trong nước, trong khu vực ASEAN và toàn cầu.

Một phần của tài liệu NỀN GIÁO DỤC MỸ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (Trang 40 - 43)