Trường CĐSP hoặc trường cao đẳng, đại học địa phương có khoa, ngành sư phạm ln thể hiện vai trị, vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục nói chung, trong nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, quản lý và nhân viên ngành giáo dục địa phương nói riêng. Vì vậy quản lý trường CĐSP phải hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng nhu cầu đội ngũ giáo viên của địa phương về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Quản lý trường CĐSP phải phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm với xã hội, với ngành giáo dục, với người học của các nhà trường; đặc biệt với vai trò của người đứng đầu (Hiệu trưởng). Giao quyền tự chủ cho nhà trường nhưng không buông lỏng kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường.
Là cơ sở đào tạo mang tính đặc thù nghề nghiệp cao, nên trường CĐSP cần phải có cơ chế quản lý riêng, được ưu tiên trong đầu tư, chế độ đãi ngộ và tham gia xã hội hóa; chủ động đổi mới chương trình, tổ chức quản lý đào tạo.
Trường CĐSP không thể tách rời các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục và là đơn vị thực hiện các đơn đặt hàng từ các cơ sở giáo dục thông qua các cơ quan quản lý giáo dục. Vì vậy, để đào tạo đáp ứng nhu cầu của địa phương cần có cơ chế phối
250
hợp, xây dựng hệ thống thông tin giữa trường CĐSP với ngành giáo dục để thực hiện tốt công tác quy hoạch, xác định nhu cầu, xây dựng quy trình đào tạo, tổ chức đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp.
Sư phạm là mẫu mực. Trường sư phạm phải chuẩn mực trên tất cả các lĩnh vực hoạt động và do đó, quản lý trường sư phạm cũng phải chuẩn mực.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ GD&ĐT (2009), Điều lệ trường Cao đẳng, Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT
ngày 28 tháng 5 năm 2009.
2. Bộ GD&ĐT (12/2006), Thực trạng hệ thống các trường sư phạm và định hướng
phát triển đến năm 2020, Hà Nội.
3. Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên bộ số 35/2008/TTLT-BGDĐT-
BNV ngày 14/7/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của
Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh, phòng Giáo dục - Đào tạo thuộc UBND cấp huyện.
251