Trường CĐSP vừa là chủ thể quản lý, vừa là đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý của các trường CĐSP là UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND tỉnh) hoặc Sở GD&ĐT. Thông thường cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về thẩm quyền quản lý tổ chức bộ máy, quản lý viên chức các trường CĐSP.
Nội dung quản lý tổ chức bộ máy trường CĐSP gồm thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể; quy định, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ; ban hành quy chế làm việc, quy chế hoạt động và xếp hạng các trường. Theo đó, thẩm quyền được quy định bao gồm thẩm quyền của UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh; thẩm quyền của cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh (Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT) và thẩm quyền của Hiệu trưởng.
Nội dung quản lý viên chức các trường CĐSP gồm quy hoạch viên chức; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm chức danh lãnh đạo; đánh giá viên chức; tiếp nhận, điều động, biệt phái, luân chuyển, thun chuyển, phân cơng viên chức; tuyển dụng, kí hợp đồng làm việc, bổ nhiệm vào ngạch viên chức; xếp lương, nâng bậc lương, nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại viên chức; giải quyết chế độ chính sách hưu trí, nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức; kỷ luật viên chức và quản lý hồ sơ viên chức. Thẩm quyền được quy định cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng trường sư phạm và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc trường.
Với tư cách là chủ thể quản lý, trường CĐSP quản lý nhà trường theo quy chế tổ chức và hoạt động do cơ quan chủ quản ban hành. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng có những nội dung chủ yếu như:
a) Tên trường;
247 c) Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của trường; c) Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của trường;
d) Cơ cấu tổ chức và nhân sự của trường, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng tổ chức và của người đứng đầu từng tổ chức đó trong trường;
đ) Các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ; e) Tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị;
g) Quan hệ quốc tế;
h) Nhiệm vụ và quyền của giảng viên; i) Nhiệm vụ và quyền của người học;
k) Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
Quản lý tại trường CĐSP được phân cấp cho các phòng chức năng và các khoa. Các phịng chun mơn có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện các mặt công tác của trường; quản lý cán bộ, nhân viên của đơn vị mình.
Khoa là đơn vị quản lý chun mơn của trường, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường; tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; chủ động khai thác các dự án hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội; quản lý cán bộ, nhân viên và sinh viên; tổ chức phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình mơn học, tài liệu giảng dạy do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa.
Trên lĩnh vực quản lý tài chính, trường CĐSP là trường công lập, là đơn vị sự nghiệp được nhà nước đảm bảo tồn bộ kinh phí hoạt động.Trường CĐSP khơng thu học phí, do đó nguồn thu chủ yếu từ ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo đầu sinh viên, một số nguồn thu từ đào tạo, thu dịch vụ và thu khác. Đơn vị được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, thơng thường được giao kinh phí ổn định trong chu kỳ 3 năm. Nguồn kinh phí tự chủ này để chi thường xuyên (chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ cấp có thẩm quyền giao, chi hoạt động phục vụ cho công việc và hoạt động dịch vụ) thông qua quy chế chi tiêu nội bộ. Ngồi kinh phí
248
tự chủ, hàng năm, trường CĐSP còn được cấp kinh phí thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục - đào tạo, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức, kinh phí nghiên cứu khoa học, vốn xây dựng cơ bản và các loại kinh phí khác. Phần kinh phí này, trường CĐSP quản lý theo quy định của pháp luật. Trường CĐSP là đơn vị dự tốn cấp 1, quyết tốn kinh phí trực tiếp với Sở Tài chính (đối với trường trực thuộc tỉnh) hoặc là đơn vị dự toán, quyết toán qua Sở GD&ĐT (đối với đa số các trường trực thuộc Sở).