ĐH cấp địa phƣơng
Từ bức tranh toàn cảnh giáo dục ĐH – CĐ địa phương Việt Nam thời hội nhập, hợp tác quốc tế và phát triển; xác định thời cơ và thách thức trên lĩnh vực công tác QH/HTQT; chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ĐH Việt Nam;
231
3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, chiến lƣợc phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục về giáo dục
- Bộ Giáo dục & Đào tạo cần sớm tổ chức một cuộc khảo sát chính thức và qui
mơ tồn quốc đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động hợp tác quốc tế tại các trường ĐH – CĐ địa phương, từ đó nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục cho các trường với một hệ thống cơ chế, chính sách mềm dẻo, linh hoạt gia tăng tính chủ động hội nhập của các trường ĐH – CĐ địa phương.
Được biết vừa qua, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ GD & ĐT đã tổng kết 5 năm công tác hợp tác quốc tế, bồi dưỡng giảng viên có trình độ cao giai đoạn 2004 – 2009 khối các trường sư phạm toàn quốc, nên chăng cần nhân rộng hoạt động này ra tất cả các trường và sử dụng số liệu báo cáo từ hội nghị này như một cứ liệu quan trọng họach định hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục những năm tới theo một lộ trình có tính chiến lược.
- Tăng cường gắn kết các hoạt động đối ngoại nhà nước, đối ngoại nhân dân với giao lưu học thuật và hợp tác về giáo dục, nghiên cứu chuyển mạnh tỷ trọng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ thu hút vốn vào xây dựng nhà máy, khu công nghiệp, phát triển đô thị sang đầu tư vốn phát triển giáo dục & đào tạo, ưu tiên cho giáo dục ĐH; cần nghiên cứu mơ hình hướng đến tiêu điểm chuẩn bị tốt nguồn nhân lực chất lượng cao, thích ứng với yêu cầu hội nhập và tồn cầu hóa từ một hệ thống các ĐH - CĐ địa phương mạnh, đẳng cấp quốc tế để tác động trở lại quá trình thu hút vốn đầu tư xây dựng nhà máy, khu công nghệ cao, phát triển đất nước.
- Nghiên cứu có chiến lược giáo dục đào tạo tiếng nước ngồi cho học sinh từ phổ thơng và chuyển đổi mạnh mẽ phong cách, phương pháp dạy học ngoại ngữ theo kiểu dạy theo bằng cấp hiện nay sang dạy – học ngoại ngữ có thực chất. Tăng cường giao lưu, trao đổi học giả, học sinh sinh viên để đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo, xác định đây là hai mũi nhọn để triển khai hoạt động hợp tác quốc tế.
3.2 Nhóm giải pháp về mơ hình, tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục dục
- Nghiên cứu đưa ra mơ hình mới và có tính ứng dụng cao trong tổ chức và hoạt động của bộ phận làm công tác quan hệ, hợp tác quốc tế ở các trường ĐH địa phương. Hình thành các trung tâm, nhóm, câu lạc bộ hữu nghị và hợp tác hoạt động trên lĩnh vực hợp tác quốc tế ở các trường ĐH địa phương gắn với vai trò của Liên hiệp các Hội khoa
232
học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tại địa phương để kết nối hình thành các NGO Việt Nam bên cạnh phòng hợp tác quốc tế ở các trường ĐH – CĐ.
- Tổ chức cơng khai, minh bạch hóa cơng tác xét tuyển, thi cử khi cử cán bộ, HSSV du học và tiếp nhận, bố trí, bảo đảm điều kiện, môi trường làm việc cho họ khi trở về nước; thực hiện xã hội hóa du học, kêu gọi sự tham gia của người học vào các đề án đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước để mở rộng cửa cho người Việt Nam đi học ở nước ngồi đồng thời có cơ chế thuận lợi để phát triển các mơ hình đưa người nước ngồi vào tìm hiểu, học tập tại Việt Nam.
- Xác lập và khuyến khích các mơ hình tình nguyện quốc tế, thực hiện các đề án phát triển cộng đồng gắn với mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục như mơ hình Ngày sáng tạo Việt Nam (Vietnam Innovation Day) của World Bank. Có đề án hình thành và phát triển chính thức tổ chức Hội sinh viên Việt Nam ở ngoài nước, xem đây là nhịp cầu nối liền lưu học sinh sinh viên Việt Nam ở nước ngòai với quê hương và là nguồn lực quan trọng cho công tác hợp tác quốc tế của các trường ĐH – CĐ địa phương trong một tương lai rất gần.
3.3 Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục theo hƣớng đa phƣơng, đa dạng hóa dạng hóa
- Để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục và để giảng viên, sinh viên đại học sẵn sàng tiếp cận các mơ hình, tổ chức hợp tác quốc tế về giáo dục ĐH cấp địa phương, theo chúng tôi điều tiên quyết ở khâu đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ĐH – CĐ. Cần xác định rõ mục tiêu hợp tác quốc tế về giáo dục theo hướng đa phương, đa dạng hóa. Theo tinh thần đó, trường ĐH – CĐ phải gắn chặt giảng dạy với nghiên cứu khoa học nhằm phát triển kinh tế - xã hội địa phương và tăng cường quan hệ, hợp tác quốc tế, trao đổi, giao lưu học thuật. Hàng năm chúng ta dành khơng ít tiền cho các cuộc giao lưu thể thao SV Đại học ngồi nước vì sao chúng ta chưa mạnh dạn đầu tư tương tự như vậy cho công tác quan hệ, hợp tác quốc tế về giáo dục?
- Do đó, đi đơi với việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay trong các trường ĐH, cần phát huy tối đa nguồn lực cho hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục theo hướng tạo ra bước chuyển mình như một cuộc “Duy Tân” thực sự. Trên cơ sở đó giúp người học có thể hấp thụ một nền giáo dục chất lượng cao, đặc biệt là rèn luyện cho
233 sinh viên khả năng thích ứng mơi trường rèn luyện, học tập, nghiên cứu hướng tới đáp sinh viên khả năng thích ứng mơi trường rèn luyện, học tập, nghiên cứu hướng tới đáp ứng nhu cầu xã hội, tìm được việc làm cả trong và ngoài nước.
- Vai trò quản lý của Bộ Giáo dục & Đào tạo, của các trường ĐH lớn và của chính quyền địa phương trong thời hội nhập và tồn cầu hóa cần thay đổi từ chỗ là “người truyền lệnh, quản lý, cấp vốn” trở thành người thúc đẩy, hỗ trợ, hướng dẫn quá trình xúc tiến các mối quan hệ, hợp tác quốc tế. Cụ thể, chúng tôi đề xuất lãnh đạo Bộ, Vụ Hợp tác quốc tế có sự chỉ đạo và hướng dẫn các trường ĐH – CĐ địa phương xây dựng và thực hiện chương trình hành động chuyên đề về hoạt động QHQT; thơng qua đó xác định cơ chế, nguồn lực, phương hướng hoạt động; kêu gọi sự quan tâm đầu tư tạo ra động lực mới cho trường triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Quan tâm phân bổ, cho phép các trường ĐH – CĐSP địa phương tiếp tục tham gia các Dự án đào tạo, phát triển giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở; giao lưu, học tập kinh nghiệm, trao đổi học thuật với các tổ chức, trường đại học, cao đẳng ngoài nước… mà các trường đã từng tham gia trong những năm qua.
Vai trị của cơng tác quan hệ, hợp tác quốc tế trong trường ĐH sẽ được nâng cao hơn so với trước đây nếu nhà trường được thỏa mãn những đòi hỏi thiết yếu cho lĩnh vực này. Một sự thích ứng như vậy chỉ có được một khi chúng ta tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ĐH Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1- Bộ Giáo dục & Đào tạo. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010. NXB Giáo
dục, H.2002.
2- Bộ Giáo dục & Đào tạo. Kỷ yếu hội thảo “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam –
Hội nhập và thách thức”. H.2004.
3- Bộ Giáo dục & Đào tạo, vụ Hợp tác quốc tế. Công văn số 6336/BGDĐT-HTQT
ngày 29/7/2009.
4- Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL
http://www.mdec.vn/index.php?cgi===ARhlTS3UGa10DNtZSPz0mJ1ADMwQ3Z9 ITbmM3dl52X3VWa21TMtZSbh5Gdllmd9ATb
234
5- Lê Thị Ái Lâm. Phát triển nguồn nhân lực thông qua GD-ĐT ở một số nước
Đông Nam Á – kinh nghiệm với Việt Nam, H.2003.
6- Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện
giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.
7- Ngô Tấn Lực. “Về xây dựng trường đại học theo hướng ứng dụng ở bắc sơng
Tiền”. Tạp chí Giáo dục, số 84 (2005).
8- Nguyễn Thiện Nhân. Những lựa chọn cho chiến lược giáo dục Đại học Việt Nam- Kuala Lumpur, Malaysia. 12/2007.
9- GS.TSKH Phạm Sỹ Tiến. “Phối hợp với các ĐH nước ngoài đào tạo tiến sĩ:
Một giải pháp tốt cho việc kết hợp đào tạo tiến sĩ với nghiên cứu khoa học ở các trường ĐH Việt Nam”. Tạp chí Giáo dục số 220/kỳ 2, tháng 8/2009.
10- Sandra S.Huang “Học để dạy trong một xã hội tri thức: Nghiên cứu về Việt
Nam” - Báo cáo lên Bộ phát triển Vương quốc Anh (UK. DFID) và Ngân hàng thế
giới (WB) tháng 2/2005, Vụ Phát triển nhân lực khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Ngân hàng thế giới.
235