Khai thác, sử dụng gắn với quản lý, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 120 - 123)

- Cường độ hoạt động tại các khu,

3.3.6. Khai thác, sử dụng gắn với quản lý, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường

nguyên du lịch và bảo vệ môi trường

Để sử dụng có hiệu quả tài nguyên du lịch, đồng thời gắn chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng với quản lý, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch, từ đó đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững, cần tổ chức thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch, trên cơ sở đó thực hiện rà soát, đánh giá, kiểm kê, phân hạng tài nguyên du lịch tỉnh về tiềm năng, giá trị và yêu cầu đối với việc sử dụng, bảo tồn, phát triển tài nguyên phục vụ phát triển du lịch.

- Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ trong các hoạt động sử dụng tài nguyên du lịch, tuân thủ đúng các yêu cầu đặt ra đối với việc sử dụng tài nguyên nói trên; kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc sử dụng tài nguyên, tránh sử dụng quá mức gây nguy cơ cạn kiệt hoặc suy giảm tài nguyên.

- Đồng thời với việc sử dụng, thường xuyên theo dõi biến động của tài nguyên để có những giải pháp phối hợp kịp thời giữa cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch với các cơ quan, ngành chức năng liên quan và các địa phương trong tỉnh trong việc khắc phục sự cố, tình trạng suy thoái, xuống cấp của tài nguyên và môi trường du lịch. Các khu vực tài nguyên quý hiếm, các khu vực có nguy cơ suy thoái hoặc có khả năng chịu ảnh hưởng cao của các tác động xấu do hoạt động khai thác của con người gây nên đều phải được xác định, khoanh vùng dưới sự kiểm soát chặt chẽ để có biện pháp nghiêm ngặt và giải pháp xử lý phù hợp nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường. Trong tỉnh Phú Thọ, một số khu vực tài nguyên du lịch quý hiếm và có nguy cơ bị khai thác quá mức hoặc trái phép hiện nay cần phải có biện pháp khoanh vùng kiểm soát và bảo vệ chặt như khu vực nước khoáng nóng Thanh Thuỷ; các tài nguyên phục vụ du lịch sinh thái như vườn Quốc gia Xuân Sơn, đầm Ao Châu…

- Có chính sách ưu đãi trong việc huy động, thu hút vốn đầu tư vào các hoạt động bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường du lịch.

- Thực hiện nghiêm quy định về khảo sát, đánh giá tác động môi trường khi xây dựng các dự án đầu tư du lịch. Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch có những cam kết cụ thể về bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch

áp dụng công nghệ ít tiêu thụ năng lượng và thân thiện với môi trường trong đầu tư và trong quá trình hoạt động (như sử dụng các giải pháp thiết kế phù hợp để tránh tiêu tốn năng lượng làm mát hoặc giữ ấm cho phòng nghỉ; sử dụng hệ thống pin mặt trời để cung cấp nước nóng; giảm sử dụng túi nilon trong hoạt động của các cơ sở kinh doanh ăn uống…). Khuyến khích, tăng cường quảng bá cho các loại hình du lịch thân thiện với môi trường. Chú trọng xử lý chất thải, nước thải ở các khu, điểm du lịch, các cơ sở lưu trú và ăn uống phục vụ du lịch. Áp dụng chế độ xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường khi tham gia hoạt động du lịch.

- Đối với các tài nguyên du lịch nhân văn, cần nghiên cứu, xác định được giới hạn áp lực của hoạt động du lịch lên tài nguyên để có biện pháp duy trì áp lực và cường độ sử dụng trong giới hạn an toàn cho tài nguyên. Thực hiện các biện pháp cụ thể như xây dựng Quy chế quản lý khách du lịch, tuyên truyền để du khách tôn trọng và có biện pháp xử sự văn hoá với các tài nguyên du lịch nhân văn (tôn trọng tập tục, thuần phong mỹ tục của địa phương, tôn trọng truyền thống văn hoá, chuẩn mực văn hoá, đạo đức của cộng đồng địa phương nơi có hoạt động du lịch); đồng thời nâng cao nhận thức, nâng cao ý thức giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống, môi trường xã hội truyền thống của cộng đồng khi tham gia hoạt động du lịch.

- Phát triển các chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trong các trường học về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trình của hệ thống các cấp độ đào tạo du lịch; cũng như giáo dục nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch qua phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các đối tượng tham gia kinh doanh lịch, khách du lịch, cộng đồng dân cư trong nỗ lực chung để đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w