Những kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch bền vững ở Phú Thọ

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 39 - 42)

- Các cấp uỷ đảng, chính quyền, của các ngành, cộng đồng dân cư cũng như các doanh nghiệp cần có sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ về phát triển du lịch bền vững. Phát triển phải chú trọng cân đối cả ba mặt: Kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường; kết hợp giải quyết hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài trong quá trình phát triển du lịch. Ý thức đầy đủ về vị trí quan trọng và những đóng góp của phát triển du lịch bền vững vào phát triển kinh tế-xã hội chung của địa phương, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái. Xác định rõ mối quan hệ tương tác chặt chẽ cần phải duy trì, bảo đảm giữa phát triển du lịch và phát triển các ngành nghề, lĩnh vực khác. Có như vậy mới thúc đẩy các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cùng phát triển, là tiền đề và là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, xác định quy hoạch là cơ sở, tiền đề, đi trước một bước. Quy hoạch phát triển du lịch bền vững phải được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng đắn tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch; luận chứng phù hợp các phương án phát triển du lịch bền vững, cân đối giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường và phải có tính ổn định lâu dài. Đảm bảo sự phù hợp của quy hoạch phát triển du lịch với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội địa phương; giữa quy hoạch của địa phương với chiến lược tổng thể phát triển du lịch quốc gia. Triển khai đồng bộ, kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo tổ chức thực hiện nghiêm túc quy hoạch; thường xuyên theo dõi, đánh giá tác động để có giải pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp.

- Chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng phục vụ, xác định đây là khâu cốt yếu để nâng cao chất lượng hoạt động và sức cạnh tranh trong du lịch. Xã hội hoá quá trình phát triển du lịch bền vững nhằm huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch; đặc biệt khuyến khích cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào các hoạt động du

lịch và các hoạt động bảo tồn tài nguyên du lịch tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của địa phương.

- Chia sẻ nguồn lợi thoả đáng, cộng đồng dân cư địa phương phải được hưởng các nguồn lợi kinh tế từ hoạt động du lịch một cách công bằng. Một phần thích đáng lợi nhuận từ hoạt động du lịch phải được đầu tư trở lại để cải thiện môi trường sống của cộng đồng dân cư địa phương.

- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch nhằm đảm bảo cho hoạt động du lịch phát triển đúng hướng. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong phạm vi địa phương đồng thời mở rộng liên kết với các địa phương bạn và mở rộng quan hệ quốc tế về du lịch. Có thực hiện được việc liên kết mở rộng mới huy động và phát huy được hết lợi thế riêng có của địa phương đồng thời bù đắp được những thiếu hụt hoặc mất cân đối tự nhiên về tài nguyên, nguồn lực, mở rộng được thị trường, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, nâng cao khả năng thu hút khách du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w