Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ phát triển văn hoá, du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 55)

- Cơ sở lưu trú, ăn uống: Hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống của Phú Thọ

có sự phát triển với tốc độ khá nhanh trong những năm 2000 - 2009. Năm 2000, toàn tỉnh có 12 khách sạn với 345 phòng; đến năm 2009 con số này là 137 khách sạn, nhà nghỉ, tổng số 1.973 phòng. Số nhà hàng thời điểm năm 2000 là

2.771; đến năm 2009 là 5.030. Không chỉ tăng lên về số lượng cơ sở lưu trú và ăn uống, hệ số sử dụng buồng giường trong các cơ sở lưu trú cũng liên tục tăng, cho thấy hiệu suất hoạt động của cơ sở lưu trú cũng tăng lên qua các năm.

Bảng 2.1: Cơ sở lưu trú, ăn uống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 - 2009

Đơn vị tính: Cơ sở

Chỉ tiêu 2000 2005 2007 2008 2009

1. Cơ sở lưu trú 12 59 78 108 137

- Số buồng 345 1.037 1.552 1.847 1.973

+ Buồng được xếp tiêu chuẩn sao 0 498 635 763 811

Hệ số sử dụng buồng 21% 42% 44,5% 48% 44%

- Số giường 608 1.668 2.387 2.552 2.947

+ Giường được xếp tiêu chuẩn sao 0 864 1.455 1.199 1.426

Hệ số sử dụng giường 20,8% 40,47% 43,73% 47,20% 43,43%

2. Cơ sở ăn uống 2.771 3.548 4.016 4.139 5.030

Nguồn: [6], [32], [33].

Sự phân bố các cơ sở lưu trú và ăn uống ở tỉnh Phú Thọ không đồng đều. Các cơ sở lưu trú và ăn uống tập trung nhiều nhất ở thành phố Việt Trì (tổng số đến năm 2009 có 2271 cơ sở ăn uống và lưu trú), thị xã Phú Thọ (tổng số 933 cơ sở), huyện Đoan Hùng (tổng số 722 cơ sở), Lâm Thao và Phù Ninh (tổng số đều là 633 cơ sở), các huyện khác có số lượng cơ sở lưu trú và ăn uống ít hơn. Một số điểm có tài nguyên du lịch quan trọng của tỉnh chưa được đầu tư nhiều trên thực tế nên số cơ sở lưu trú và ăn uống còn rất ít (đầm Ao Châu chỉ có 2 cơ sở lưu trú, 1 của Bộ Công an và 1 của ngành du lịch tỉnh; vườn Quốc gia Xuân Sơn, điểm du lịch Ao Giời - Suối Tiên chưa có cơ sở lưu trú).

Quy mô các cơ sở lưu trú và ăn uống phần lớn đều ở mức nhỏ, khoảng dướng 20 phòng/cơ sở; số ít ở mức trung bình, từ 20 - 50 phòng; chỉ một số rất ít có quy mô trên 50 phòng/cơ sở. Chất lượng các cơ sở lưu trú nhìn chung không cao, chỉ có 1 khách sạn được xếp hạng 3 sao; 13 khách sạn 2 sao; 7 khách sạn 1 sao; 9 khách sạn được xếp hạng đạt tiêu chuẩn; các cơ sở khác

thường chỉ đáp ứng được nhu cầu thông thường của du khách, các tiện nghi phục vụ nhu cầu cao cấp hơn trong cơ sở lưu trú như phòng massage, bể bơi rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Công suất sử dụng buồng giường tăng dần qua các năm, đến năm 2009 công suất sử dụng buồng đạt 44%, công suất sử dụng giường 43,43%.

- Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí và tiện nghi khác phục vụ

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w