Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 123 - 130)

- Cường độ hoạt động tại các khu,

3.3.7. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững

triển du lịch bền vững

Xây dựng các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật phù hợp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch. Trên cơ sở chủ trương nhất quán của tỉnh coi du lịch là khâu đột phá phải tập trung cao độ các điều kiện và nguồn lực thực hiện, cần rà soát, nghiên cứu, điều chỉnh các chính sách, quy định không còn phù hợp, bổ sung các chính sách và quy định mới đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững. Hướng trọng tâm vào việc điều chỉnh, xây dựng mới các chính sách, văn bản quy phạm về: Ưu đãi (về đất đai, vay vốn, thủ tục hành chính, miễn giảm một số loại phí, lệ phí …) để khuyến khích, thu hút nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, mọi đơn vị, tổ chức trong nước cũng như nguồn lực từ nước ngoài cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, đầu tư vào các khu du lịch, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến, quảng bá du lịch; quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch, trong đó phân cấp rõ chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của từng cơ quan chức năng và cá nhân liên quan, mức độ chịu trách nhiệm khi vi phạm; quản lý khách du lịch; thu hút sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động kinh doanh du lịch, bảo vệ tài nguyên, bảo tồn văn hoá phục vụ phát triển du lịch; khuyến khích nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ trong hoạt động du lịch.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh và các quy hoạch nhánh, quy hoạch thành phần, quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch. Xây dựng cụ thể các tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí đánh giá, phân loại cụ thể tài nguyên du lịch; hệ thống, hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch của tỉnh. Thành lập quỹ phát triển du lịch; rà soát, quy định cụ thể các loại phí, lệ phí liên quan đến du lịch, tỷ lệ trích từ nguồn thu phí, lệ phí và các nguồn thu từ du lịch cho các hoạt động tôn tạo, bảo vệ tài nguyên và đóng góp phát triển kinh tế - xã hội ở vùng có tài nguyên du lịch.

Tổ chức đội ngũ tuyên truyền viên và chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật và các chính sách về du lịch của nhà nước, của tỉnh đến nhà đầu tư và mọi người dân

trên địa bàn. Tăng cường hỗ trợ thông tin về du lịch cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch trong nước và quốc tế.

Quản lý chặt chẽ việc cấp phép và hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch, các hoạt động kinh doanh du lịch (như kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lữ hành), việc tổ chức và tham gia các hoạt động du lịch, các sự kiện văn hoá, du lịch của tỉnh. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch; kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy hoạch, các cam kết về tiến độ đầu tư, sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên, môi trường và việc thực hiện các quy định pháp luật khác của các nhà đầu tư. Kiên quyết xử lý các dự án du lịch có vi phạm pháp luật trong sử dụng đất, tài nguyên du lịch, trong các hoạt động kinh doanh, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường theo đúng pháp luật.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch các cấp; bố trí đủ biên chế cho các bộ phận chuyên môn về du lịch thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và phòng văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp huyện; thành lập thêm một số bộ phận như Trung tâm xúc tiến, khảo sát thị trường, quảng bá du lịch, Ban quản lý các khu du lịch thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Tăng cường phối hợp liên ngành giữa cơ quản quản lý chuyên ngành về du lịch với các cơ quan chức năng (như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và đào tạo…) trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch, nhất là trong xây dựng quy hoạch, xây dựng các chính sách phát triển du lịch; huy động nguồn vốn đầu tư, quản lý dự án đầu tư; xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch, sử dụng và quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường; phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch; tuyên truyền chính sách, pháp luật về du lịch; đào tạo nguồn nhân lực quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

KẾT LUẬN

Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành công nghiệp lớn nhất và phát triển mạnh nhất trên thế giới với tiềm năng và những đóng góp to lớn. Du lịch tạo công ăn việc làm, tăng ngân sách, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng và đối với các vùng sâu, vùng xa du lịch là công cụ đắc lực để xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, du lịch cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đối với môi trường, xã hội và cả nền kinh tế. Yêu cầu đặt ra đối với các quốc gia, các nền kinh tế trên thế giới là nghiên cứu, hướng đến một sự phát triển du lịch bền vững cả ở hiện tại và trong tương lai, đạt hiệu quả trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Chính vì vậy, phát triểndu lịch bền vững đang là xu hướng của ngành du lịch Việt Nam cũng như của tất cả các nước trên thế giới.

Với những tiềm năng sẵn có, du lịch tỉnh Phú Thọ những năm qua đã đạt một số kết quả nhất định, nhưng sự phát triển du lịch chưa bền vững, các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững chưa được tuân thủ đầy đủ. Trước thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch Phú Thọ những năm tới. Từ mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, nội dung Luận văn đã đạt một số kết quả chính sau: 1. Nghiên cứu, tổng quan một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững, những kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trên thế giới và trong nước; từ đó rút ra kinh nghiệm cho phát triển du lịch bền vững ở Phú Thọ.

2. Đánh giá, phân tích tiềm năng, thực trạng du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001 đến nay. Đánh giá sự phát triển của du lịch Phú Thọ trên quan điểm phát triển bền vững.

3. Đề xuất được những giải pháp cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần phát triển du lịch bền vững ở Phú Thọ những năm tới.

Do những hạn chế về nguồn thông tin, tư liệu và hạn chế chủ quan từ tác giả, luận văn không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Kính mong các nhà khoa học góp ý để Luận văn được hoàn thiện hơn.

1. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ (2001), Chương trình hành động số

10-CTr/TU về phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2005, Phú Thọ.

2. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ (2006), Nghị quyết số 01-NQ/TU về

phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020, Phú Thọ.

3. Bộ Chính trị khoá VIII (1998), Chỉ thị số 36-CT/TW về việc tăng cường

công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Hà Nội.

4. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2008), Quyết định số 91/2008/QĐ-

BVHTTDL phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, Hà Nội.

5. R.W.Butler (1997), Du lịch di sản văn hoá bền vững, Tuyển tập Hội thảo quốc tế “Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Huế.

6. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ các năm

2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, Phú Thọ.

7. Trần Tiến Dũng (2006), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ

Bàng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2000), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ

XV, Phú Thọ.

9. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ

XVI, Phú Thọ.

10. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ

XVII, Phú Thọ.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương (1998), Giáo trình Quản trị

kinh doanh lữ hành, Nxb Thống kê, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2008), Giáo trình Kinh tế du

lịch, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

17. Đỗ Thị Thanh Hoa (2005), "Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường", Tạp chí Du lịch Việt Nam. 18. Nguyễn Đình Hoà và Vũ Văn Hiến (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại

học Quốc gia, Hà Nội.

19. Nguyễn Đình Hoà (2004), "Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và phát triển.

20. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khoá XVI, kỳ họp thứ 9 (2006), Nghị quyết số 94/2006/NQ-HĐND về Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020,

Phú Thọ.

21. Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC (2006), Tuyên bố Hội An về thúc đẩy

hợp tác du lịch APEC, Hội An.

22. Ngô Thắng Lợi và Phan Thị Nhiệm (2008), Giáo trình Kinh tế phát

triển, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

23. Trần Kiêm Lu, Mai Kim Đỉnh (1997), Giáo dục và đào tạo cho phát

triển du lịch bền vững, kinh nghiệm của ASEAN - bài học cho Việt Nam, Tuyển tập Hội thảo quốc tế “Phát triển du lịch bền vững ở

Việt Nam, Huế.

24. Phạm Trung Lương (1999), Định hướng chiến lược phát triển du lịch

Việt Nam đến năm 2010 với những cân nhắc về môi trường, Tuyển

tập hội thảo Quốc gia “Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010”, Hà Nội.

26. Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển

du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước,

Hà Nội.

27. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái: Những vấn đề lý luận và

thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Phạm Trung Lương (2005), Phát triển du lịch bền vững, Tài liệu tập huấn Quản lý nhà nước về du lịch, Tổng cục Du lịch, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Mạnh (2007), Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền

vững sau khi gia nhập WTO, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

30. Lê Văn Minh (2005), "Đa dạng sinh học với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam", Tạp chí Du lịch Việt Nam.

31. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 (2005), Luật

du lịch, Hà Nội.

32. Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Phú Thọ, Báo cáo tổng kết công tác du lịch

các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006,2007, Phú Thọ.

33. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch các năm 2008, 2009, Phú Thọ.

34. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2009), Báo cáo đánh giá

kết quả thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020, Phú Thọ.

35. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2009), Đề án xây dựng

điểm du lịch tạo tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2020, Phú Thọ.

36. Trần Đức Thành (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

37. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định phê duyệt Chiến lược phát

(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội.

39. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2000), Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động

môi trường cho phát triển du lịch, Công ty in Tiến bộ, Hà Nội.

40. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2001), Quy hoạch Tổng thể phát triển vùng

Du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,

Báo cáo tổng hợp, Hà Nội.

41. Tổng cục Du lịch Việt Nam và Quỹ phát triển bền vững Tây Ban Nha (2003),

Dự án “Xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt Nam”.

42. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2004), Kỷ yếu hội thảo bảo vệ môi trường du lịch, Hà Nội.

43. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2004), Tài liệu Hội thảo xây dựng luật du

lịch Việt Nam, Hà Nội.

44. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2005), Giới thiệu sách cẩm nang về phát

triển du lịch bền vững, Hội đồng khoa học của Tổng cục Du lịch,

Hà Nội.

45. Tổ chức Du lịch thế giới và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (2008), Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu, Trang thông tin của Tổng cục Du lịch, Hà Nội.

46. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X (1999), Pháp lệnh Du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2000), Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát

triển Du lịch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2001 - 2010, Phú Thọ.

48. Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2009), Báo cáo Quy hoạch phát triển Văn

hoá tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, Phú Thọ.

49. Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2006), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch điều

chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020, Phú Thọ.

2010, Phú Thọ.

51. Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2006), Chương trình phát triển du lịch

tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020, Phú Thọ.

52. Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2009), Đề án xây dựng điểm du lịch tạo tuyến

du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2020, Phú Thọ.

53. Uỷ ban nhân dân thành phố Việt Trì (2009), Báo cáo Quy hoạch xây dựng

thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, Phú Thọ.

54. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (1995), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch

tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010, Hà Nội.

55. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (1998), Tuyển tập báo cáo “Hội thảo về du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Hà Nội.

56. Website: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam. URL: http://www. cinet.gov.vn

57. Website: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Chính phủ.URL: http://www.qppl.gov.vn

58. Website: Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ. URL: http://www. phutho.gov.vn

59. Website: Báo Phú Thọ. URL: http://www.baophutho.org.vn

60. Website: Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam. URL: http://www. monre.gov.vn

61. Website: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. URL: http://www.mpi.gov.vn 62. Website: Báo nhân dân. URL: http://www.nhandan.com.vn

63. Website: Tổng cục Du lịch Việt Nam.URL: http://www.vietnam tourism.com và http://www.dulichvn.org.vn

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 123 - 130)