Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 44)

- Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên:

Phú Thọ có toạ độ địa lý 20o55’ đến 21o43’ vĩ độ Bắc và từ 104o48’ đến 105o27’ kinh độ Đông. Phú Thọ là điểm tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc; ở vị trí cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội và là địa bàn trọng điểm kinh tế phía Bắc; nơi trung chuyển hàng hoá thiết yếu của các tỉnh miền núi Đông Bắc. Các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh thành phố khác trong cả nước. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, có các tuyến trục giao thông quan trọng chạy qua như: Quốc lộ số 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đi Tuyên Quang - Hà Giang, nằm trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Quốc lộ 70 xuất phát từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái - Lào Cai, nằm trong trục đường chiến lược Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh, Trung Quốc. Quốc lộ 32A nối Hà Nội với Sơn La, quốc lộ 32B nối Phú Thọ - Yên Bái với cầu Ngọc Tháp qua sông Hồng tại thị xã Phú Thọ là một phần của đường Hồ Chí Minh.

- Cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái:

Các điều kiện tự nhiên của Phú Thọ, đặc biệt là địa hình đa dạng đã tạo cho Phú Thọ một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn có thể khai thác để phát triển các loại hình du lịch như du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái… Có thể kể đến một số địa danh tiêu biểu sau:

+ Đầm Ao Châu: Với không khí trong lành, hệ thực vật phong phú, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, đầm Ao Châu là một điểm du lịch lý thú, hấp

dẫn với du khách có khả năng phát triển các loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, bơi thuyền, câu cá, leo núi, săn bắn…

+ Khu bảo tồn quốc gia Xuân Sơn: Khu bảo tồn có tổng diện tích 15.000 ha rừng nguyên sinh nhiệt đới nằm trên độ cao 1.000 - 1.400 m, hệ sinh thái đa dạng và hệ thống hang động đá vôi kỳ thú; có thể phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng, phong phú, hấp dẫn nhiều đối tượng khách khác nhau như: nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu, leo núi, thám hiểm hang động, tìm hiểu văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số…

+ Khu nghỉ dưỡng nước nóng Thanh Thủy: Các tính năng, tác dụng của mỏ nước khoáng này cùng với vị trí mỏ nằm ven sông Đà, tiếp giáp với Hà Nội, gần dãy núi Ba Vì huyền thoại và gần sát với khu di tích núi đá Chông cho phép có thể phát triển ở đây các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh gắn với du lịch văn hoá, tham quan, nghiên cứư lịch sử… hấp dẫn du khách.

+ Ao Giời - Suối Tiên: Vài năm trở lại đây, Ao Giời - Suối Tiên đã trở

thành một địa chỉ du lịch leo núi, cắm trại, nghỉ dưỡng quen thuộc đối với nhân dân trong tỉnh Phú Thọ và các tỉnh phụ cận.

+ Thác Cự Thắng, Thác Ba Vực: Đây là những vùng rừng núi với suối và thác nước còn nguyên sơ chưa được đầu tư khai thác, cảnh quan đẹp và hấp dẫn, là địa điểm lý tưởng cho người dân trong vùng và các tỉnh lân cận nghỉ cuối tuần.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w