Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 35 - 37)

* Mô hình phát triển du lịch không bền vững

Đảo Canary (Tây Ban Nha): Đảo Canary của Tây Ban Nha từng nổi

tiếng là trung tâm đa dạng sinh học với sự tập trung của các loài đặc hữu, nhiều cảnh quan đẹp, phong phú, khí hậu lý tưởng. Canary đã trở thành điểm đến quen thuộc của du khách Châu Âu. Du lịch ở Canary bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 và do lợi thế nêu trên đã phát triển rất nhanh chóng. Từ 8.000 khách du lịch năm 1900, quần đảo Canary đã đón 7,4 triệu khách vào năm 1990 và 13 triệu khách vào năm 1999. Ngành du lịch - dịch vụ chiếm 76,8% tổng thu nhập địa phương.

Sự tập trung đầu tư vào bất động sản bùng nổ ở Canary vào những năm 60 và 70, kết hợp với những bất hợp lý trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng du lịch là nguyên nhân của quá tải du lịch. Nói một cách chính xác, kẻ thù nguy hiểm nhất của du lịch Canary là việc kinh doanh bất động sản do du lịch gây ra và việc quản lý hành chính chưa theo kịp để kiểm soát. Hậu quả của quá trình xây dựng không quy hoạch đã tác động đến giai đoạn điều hành, gây ra nhiều bất ổn như tắc nghẽn giao thông, sự quá tải của các khu vực bảo vệ, các cuộc đi săn thú hoang dã bằng xe jeep không quản lý được... Tốc độ tăng trưởng của xây dựng, dịch vụ thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài vào và tạo áp lực lớn về đất đai, mặt khác đã tạo ra môi trường không tốt cho cư dân địa phương và cho chính sự phát triển của du lịch. Ngay tại xứ sở của mình nhưng dân bản địa đang dần dần trở thành người thiểu số, ít được tham gia vào và hưởng lợi từ quá trình phát triển du lịch tạo nên.

không thể phủ nhận, song cùng với tăng trưởng kinh tế, hầu hết số liệu thống kê về các chỉ số khác cho thấy một tình trạng phát triển không bền vững. Các đảo ở Canary thải ra nhiều rác thải trung bình cao nhất Tây Ban Nha; mật độ phương tiện đi lại bằng 150% mức trung bình của cả nước. Khai thác du lịch bất hợp pháp ở mức cao (trên 20% hoặc thậm chí có nơi trên 50%). Tham nhũng phổ biến nhưng ít được xem xét.

Tóm lại, mục tiêu phát triển du lịch ở đây đã bị đảo ngược: "Canary cho ngành công nghiệp du lịch" chứ không phải là "Du lịch cho Canary". Sự quá tải của du lịch đã tạo ra những vấn đề về môi trường và xã hội cũng như sự lệ thuộc vào bên ngoài quá nhiều. Các đảo ở Canary đang bị cuốn hút quá nhiều và phụ thuộc quá nhiều vào du lịch, song du lịch lại phát triển không bền vững và chỉ chú trọng đến mục tiêu kinh tế trước mắt. Có thể thấy trước, với việc tổ chức và hoạt động của ngành du lịch như vậy, các hòn đảo ở Canary sẽ giống như những quả chanh bị vắt kiệt dần nước, trôi nổi trên đại dương.

* Mô hình phát triển du lịch bền vững

Chương trình phát triển của Koronayitu (Fiji): Koronayitu là vùng rừng

nhiệt đới rộng lớn duy nhất ở miền Tây Viti Levu (hòn Đảo lớn nhất của Fiji) chưa bị chặt phá. Koronayitu chứa đựng hệ động thực vật bản địa rất phong phú, nhưng luôn bị đe doạ khai thác, chặt phá. Sức ép không chỉ từ phía các Công ty khai thác gỗ mà còn từ khai thác quặng. Ngoài ra, khu vực này còn có 48 làng quê cổ nhất của Fiji và 8 vùng tôn giáo, thu nhập của hộ gia đình rất thấp.

Năm 1992, Chính phủ New Zeland đã tài trợ một chương trình thí điểm giúp Koronayitu đưa một phần của vùng này thành Vườn Quốc gia với cơ hội phát triển du lịch quy mô nhỏ nhằm mục đích bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Ngoài việc phát triển du lịch sinh thái, dân cư địa phương còn thành lập các vùng nuôi thủy sản và sản xuất hàng lưu niệm quy mô nhỏ. Tháng 9/1993, Công viên Văn hoá và phiêu lưu mạo hiểm được khánh thành như là giai đoạn I của Dự án "Phát triển Vườn Quốc gia Koroyanitu". Các làng quê

cũng đã thành lập Hiệp hội Hợp tác xã Du lịch sinh thái và xây dựng tour du lịch "Fijian Vanua Tour". Các giai đoạn tiếp theo của Dự án đã và đang được xây dựng và đều được tổ chức theo hướng kết hợp giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hoá cổ của người Fiji, khuyến khích sự tham gia của dân bản địa vào các chương trình du lịch cộng đồng, hỗ trợ phát triển kinh tế cho khu vực. Chương trình đã đem lại một số thành quả cụ thể: Giáo dục được cải thiện cả về số lượng và chất lượng; phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các quyết định của cộng đồng; nạn cháy rừng đã được dập tắt, xây dựng được phân khu bảo vệ động vật hoang dã, cộng đồng dân cư phản đối mạnh mẽ việc khai thác gỗ và thống nhất không phá rừng; thu nhập của Vườn Quốc gia trong năm đầu tiên đã bằng toàn bộ thu nhập của toàn vùng trước khi có Dự án và tiếp tục tăng trưởng trong các năm tiếp theo…

Thành công của Chương trình này đã được ông Giám đốc Vườn Quốc gia đánh giá "Chương trình này đã đem lại cho chúng ta hy vọng rằng chúng ta có thể đầu tư phát triển hơn là vay mượn của tương lai - chúng ta có thể giữ gìn di sản của chúng ta và để lại tài sản thừa kế cho thế hệ mai sau".

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w