Phát triển du lịch bền vững về kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 71 - 76)

- Các điểm du lịch nhỏ khác và hạ tầng làng nghề

2.3.1.1. Phát triển du lịch bền vững về kinh tế

- Khách du lịch

Với lợi thế riêng của vùng đất Tổ, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều cố gắng trong việc xác định chiến lược sản phẩm du lịch, thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư phát triển du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá… Những nỗ lực này đã đem lại kết quả nhất định, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến với địa phương.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, thu nhập và đời sống được nâng lên, nhu cầu du lịch văn hoá tâm linh, hành hương về cội nguồn và tham quan, tham gia các lễ hội cổ, tìm hiểu những giá trị tinh thần và đời sống vật chất của xã hội cổ xưa của người dân ngày một tăng. Do đó, số lượng khách du lịch đến Phú

Thọ liên tục tăng với mức tăng trưởng khá. Giai đoạn 2001 - 2009, tốc độ tăng trưởng tổng lượng khách bình quân hàng năm đạt 13,51%, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân khách tham quan là 12,94%, tốc độ tăng trưởng bình quân của lượng khách lưu trú 24,13/năm.

Bảng 2.4: Hiện trạng khách du lịch đến Phú Thọ giai đoạn 2001 – 2009

Đơn vị tính: Lượt người

Chỉ tiêu Khách tham quan Khách lưu trú Tổng lượng khách Tăng trưởng Tổng số Khách nộiđịa quốc tếKhách

2001 1.700.000 63.756 62.663 1.093 1.763.756 2002 2.100.000 75.166 74.060 1.106 2.175.166 23,33% 2003 2.500.000 147.004 144.738 2.266 2.647.004 21,69% 2004 2.700.000 185.133 181.233 3.900 2.885.133 8,99% 2005 3.000.000 224.038 221.617 2.421 3.224.038 11,75% 2006 3.000.000 262.023 259.712 2.311 3.262.023 1,18% 2007 3.600.000 293.186 290.436 2.750 3.893.186 19,35% 2008 4.000.000 338.372 335.582 3.150 4.338.372 11,44% 2009 4.500.000 359.293 356.493 2.800 4.859.293 12,01% Tăng trưởng bình quân 12,94% 24,13% 24,27% 12,48% 13,51% Nguồn: [6], [32], [33].

Trong tổng lượng khách lưu trú, khách du lịch quốc tế đến với Phú Thọ có xu hướng tăng về lượng nhưng mức tăng còn rất chậm, năm 2001 lượng khách quốc tế đến tỉnh là 1.093 lượt, đến năm 2009 đạt 2.800 lượt. Xét về tỷ trọng, khách quốc tế có xu hướng giảm tỷ trọng, từ 1,71% trong tổng lượng khách lưu trú ở thời điểm năm 2001, đến năm 2009 tỷ lệ này chỉ còn là 0,78%. Thị trường khách quốc tế chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật, một lượng nhỏ khách Trung Quốc. Khách đến từ các thị trường khác như Mỹ, các nước châu Âu… chiếm ít và cũng chủ yếu là đối tượng khách đi lẻ, có mức chi tiêu bình quân thấp. Khách đến từ các thị trường có mức chi tiêu cao tăng chậm hơn nhiều so với khách từ các thị trường có mức chi tiêu thấp.

Thị trường khách nội địa chiếm tỷ lệ lớn và có tốc độ tăng khá. Khách nội địa đến Phú Thọ chủ yếu với mục đích lễ hội, tín ngưỡng, hành hương về cội nguồn, tham quan di tích lịch sử; một phần với mục đích nghỉ dưỡng chữa bệnh, công vụ… Thời gian lưu trú trung bình có xu hướng tăng (năm 2005: 1,1 ngày/khách; năm 2006: 1,25 ngày/khách; các năm 2007, 2008, 2009 đều là 1,3 ngày/khách). Mức chi dùng bình quân của du khách (nếu tính theo tổng lượng khách, gồm cả khách tham quan trong ngày và khách lưu trú) năm 2001 là 38.412đ/lượt người, đến năm 2009 đạt 113.351đ/lượt người. Mức chi dùng bình quân tính riêng đối với khách lưu trú năm 2001 là 183.500đ/lượt khách, đến năm 2009 đạt 302.400đ/lượt khách.

Với các chỉ số về khách du lịch như trên, có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng về lượng khách du lịch các năm qua đạt khá.

Tuy nhiên, các chỉ số về khách du lịch cũng cho thấy một số hạn chế cần lưu tâm sau:

- Trong tổng lượng khách du lịch, tỷ lệ khách lưu trú, khách quốc tế rất thấp; thời gian lưu trú trung bình, chi tiêu trung bình của một du khách có gia tăng nhưng đều vẫn rất thấp. Hầu hết khách tham quan là khách du lịch văn hoá tâm linh, hành hương về cội nguồn; khách tham quan giải trí, du lịch sinh thái ít. Khách lưu trú nội địa chủ yếu là khách công vụ, chỉ tiêu dùng cho nhu cầu lưu trú và ăn uống, ít chi tiêu cho việc mua sắm, giải trí. Khách quốc tế hầu hết đều đến từ các thị trường có mức chi tiêu hạn chế. Mức độ hài lòng của du khách chưa cao. Những vấn đề này cho thấy tuy tăng trưởng về lượng khách tương đối khá, nhưng hiệu quả của sự tăng trưởng này không cao. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng sản phẩm du lịch thấp, chưa đa dạng và chưa tạo được sản phẩm du lịch độc đáo, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm cái mới, cái khác biệt của khách; kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch còn kém, chất lượng cơ sở lưu trú và thiết bị phục vụ chậm được đổi mới.

- Số lượng khách tham quan đi về trong ngày chiếm đại đa số; phân bố lượng khách không đồng đều ở các khoảng thời gian trong năm, hầu hết

khách du lịch về Phú Thọ tập trung vào mùa lễ hội, trong đó số khách hành hương về cội nguồn tập trung vào khoảng 1 tháng trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, lượng khách trong vài ngày cao điểm trước ngày chính lễ có khi lên tới gần 1 triệu lượt khách/ngày, dẫn tới quá tải tại khu vực du lịch. Những điều này gây áp lực rất lớn lên tài nguyên du lịch, ảnh hưởng không tốt đến môi trường các điểm du lịch, tác động xáo trộn đến đời sống của cộng đồng dân cư nơi du lịch, khó khăn cho công tác quản lý du lịch và quản lý an ninh trật tự. Các khoảng thời gian khác trong năm, lượng khách ít, hiệu suất sử dụng cơ sở hạ tầng lưu trú thấp.

Như vậy, chỉ tiêu về khách du lịch mới chỉ đạt yêu cầu tương đối về tốc độ tăng trưởng chung, chất lượng và tính bền vững của sự tăng trưởng thấp.

- Doanh thu và GDP du lịch, tỷ trọng GDP du lịch trong nền kinh tế của tỉnh Về doanh thu: Cùng với sự gia tăng về số lượng khách, doanh thu du

lịch của Phú Thọ có mức tăng trưởng rất cao trong suốt giai đoạn 2001- 2009. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân giai đoạn 2001 - 2009 đạt 23,09% (riêng năm 2008, doanh thu thực tế tăng so với năm 2007, nhưng do mức tăng thực tế không đáng kể và là năm có biến động giá theo xu hướng tăng rất cao nên doanh thu tính theo giá 1994 của năm 2008 giảm so với năm 2007).

Bảng 2.5: Doanh thu du lịch Phú Thọ giai đoạn 2001 - 2009

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Doanh thu

(Giá thực tế)

Doanh thu

(Giá 1994)

Tăng trưởng so với năm trước

2001 67.749 46,565 2002 86.319 58,056 24,68% 2003 145.162 95,669 64,79% 2004 224.910 139,102 45,40% 2005 342.026 202,976 45,92% 2006 403.833 225,243 10,97% 2007 506.059 267,899 18,94% 2008 532.394 244,780 -8,63% 2009 550.806 245,422 0,27%

Nguồn: [6], [32], [33].

Về cơ cấu doanh thu: Doanh thu mua sắm chiếm tỷ trọng lớn nhất

trong tổng số nhưng có xu hướng giảm: năm 2001 chiếm 77,05%, đến năm 2009 còn 70,52% tổng doanh thu. Tỷ trọng doanh thu ăn uống và lưu trú có chiều hướng tăng trong khi doanh thu vận chuyển giảm xuống.

Bảng 2.6: Cơ cấu doanh thu du lịch Phú Thọ giai đoạn 2001 - 2009

Đơn vị tính: %

Cơ cấu DT Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009

- Lưu trú 8,66 10,91 12,38 12,87 13,65 - Ăn uống 11,12 11,56 9,86 15,43 19,32 - Vận chuyển 1,26 0,92 0,69 0,71 0,66 - Mua sắm 77,05 74,84 75,32 69,13 67,53 - DT khác 1,91 1,77 1,75 1,86 1,84 Nguồn: [6], [32], [33].

Doanh thu ăn uống và lưu trú tăng thể hiện việc chi dùng nhiều hơn cho lưu trú và ăn uống tại điểm du lịch của du khách. Chi lưu trú tăng một phần do thời gian lưu trú trung bình của khách tăng, phần khác do chất lượng dịch vụ lưu trú tăng kéo theo tăng giá dịch vụ dẫn đến tăng chi lưu trú, cả 2 điều này là dấu hiệu tốt cho sự phát triển du lịch. Du khách tăng chi dùng cho ăn uống tại điểm du lịch cũng một phần chứng tỏ chất lượng dịch vụ ăn uống đã ngày càng nâng lên. Nhu cầu ăn uống của khách tăng sẽ giúp các địa phương tiêu thụ được nhiều hơn hàng hoá nông sản và trực tiếp cũng như gián tiếp giải quyết được lao động tại chỗ, du lịch có điều kiện phát triển bền vững hơn về kinh tế cũng như xã hội.

Chi tiêu cho mua sắm cao hơn cả, nhưng khảo sát cơ cấu hàng hoá do khách mua sắm trong quá trình du lịch thì thấy nhiều mặt hàng được sản xuất từ các nơi khác được vận chuyển đến tỉnh, trong đó có tỷ trọng lớn hàng Trung Quốc. Các mặt hàng nông thổ sản, tiểu thủ công nghiệp địa phương chưa nhiều,

do hàng hoá sản xuất tại chỗ ở Phú Thọ chưa phong phú về chủng loại, sức cạnh tranh thấp, chưa có nhiều mặt hàng đặc sản có thương hiệu gắn với vùng Đất Tổ. Điều này khuyến cáo du lịch Phú Thọ cần có các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các loại hàng hoá phục vụ trực tiếp cho du lịch, nhất là cần nghiên cứu nhu cầu, xây dựng chiến lược phát triển một số mặt hàng có tính đặc trưng, riêng có của địa phương, tạo thương hiệu cho hàng hoá đặc trưng để phục vụ phát triển du lịch.

Tăng trưởng và đóng góp của GDP du lịch trong GDP chung của tỉnh:Giai đoạn 2001 - 2009, GDP chung của Phú Thọ cũng như GDP du lịch

của tỉnh đều có sự tăng trưởng liên tục, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh là 11,5%; của du lịch là 19,37%/năm.

Bảng 2.7: Tăng trưởng GDP du lịch Phú Thọ giai đoạn 2001 - 2009

Năm

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

GDP du lịch

- Giá thực tế (tỷ đồng) 30,8 39,5 55,9 76,2 117,3 138,9 176,3 185,5 195,9

- Giá 1994 (tỷ đồng) 21,2 26,6 36,8 47,2 69,6 77,5 93,3 85,3 87,4

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 71 - 76)