Thị trường khách du lịch nội địa và kiều bào Việt Na mở các nước

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 103 - 106)

- Cường độ hoạt động tại các khu,

3.2.3.2. Thị trường khách du lịch nội địa và kiều bào Việt Na mở các nước

- Thị trường khách nội địa: Khách nội địa đến với Phú Thọ gia tăng

là Đền Hùng, số khách lưu trú, khách đi theo các chương trình dài ngày, sử dụng các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, công vụ, thể thao, dã ngoại… rất ít, chi tiêu bình quân của du khách thấp do dịch vụ du lịch của Phú Thọ còn đơn điệu, nghèo nàn, thiếu sức hút. Trong những năm tới, trên cơ sở phát triển sản phẩm du lịch Phú Thọ, mức độ tăng cường đầu tư hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ, xu hướng thị trường và khả năng mở rộng liên kết hợp tác khai thác thị trường, cần chú trọng các đối tượng khách nội địa sau:

+ Khách du lịch văn hoá tâm linh, lễ hội, hành hương về cội nguồn: Đây là đối tượng khách có tỷ trọng lớn nhất và vẫn sẽ có xu hướng gia tăng nhanh thời gian tới. Do tính quảng đại và khả năng gia tăng của đối tượng khách du lịch này, cần chú ý đầu tư bảo tồn, giữ gìn di tích, bổ sung hạng mục thiết chế văn hoá và mở rộng sức chứa của các khu du lịch Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Lăng Sương, các điểm du lịch văn hoá tâm linh khác; phát triển các dịch vụ phục vụ đa dạng đối tượng, ưu tiên hơn cho người có thu nhập thấp và trung bình ở các khu du lịch văn hoá tâm linh.

+ Khách du lịch cuối tuần kết hợp giải trí: Đối tượng tham gia thường là các gia đình, nhóm bạn bè… Loại hình này có xu hướng phát triển vài năm trở lại đây, chủ yếu nguồn khách từ Hà Nội, các đô thị lớn lân cận vùng Bắc Bộ. Khách du lịch cuối tuần thường có nhu cầu đến những nơi có cảnh quan đẹp, nhịp sống chậm, có các dịch vụ nghỉ ngơi thư giãn, giải trí gần gũi với thiên nhiên và ẩm thực thôn dã (như bơi thuyền, câu cá, ăn các món đặc sản đồng quê…), môi trường trong lành. Du lịch Phú Thọ cần nắm bắt được xu hướng gia tăng và nhu cầu của nguồn khách này, phát triển các dịch vụ phù hợp để thu hút khách. Các điểm du lịch có khả năng phát triển loại hình này là Đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên, vườn Quốc gia Xuân Sơn, khu nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, khu du lịch cao cấp Bãi Nổi La Phù, Núi Trang.

+ Khách du lịch sinh thái: Đối tượng chính tham gia loại hình du lịch này thường là các nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh … Tuy hiện nay loại

hình du lịch này còn rất ít ở Phú Thọ do các điểm tài nguyên du lịch sinh thái còn ở dạng tiềm năng, nhưng với định hướng tập trung đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái của tỉnh, Phú Thọ có khả năng và cần chú trọng thu hút loại khách này trong những năm tới. Các điểm du lịch có thể phát triển du lịch sinh thái là vườn Quốc gia Xuân Sơn, các thôn bản miền núi ở Tân Sơn, Thanh Sơn, Thác và chiến khu lòng chảo Minh Hoà, đầm Ao Châu.

+ Khách du lịch tham quan thắng cảnh: Các đối tượng khách này khá đa dạng, thuộc nhiều thành phần, nhiều độ tuổi, song nhiều nhất là học sinh, sinh viên, người ở độ tuổi trẻ. Khách tham quan có thể kết hợp với các mục đích khác như nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần, công vụ, thể thao hoặc du lịch văn hoá tâm linh. Các điểm du lịch cần đầu tư đáp ứng nhu cầu này là vườn Quốc gia Xuân Sơn, đầm Ao Châu, thác Ba Vực, thác Cự Thắng, hồ Phượng Mao, Ao Giời - Suối Tiên, khu Bạch Hạc - Bến Gót.

+ Khách du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh: Đối tượng tham gia loại hình này cũng khá đa dạng, song chủ yếu là các gia đình, người có độ tuổi từ trung tuổi trở lên và thường kết hợp nghỉ cuối tuần, tham quan thắng cảnh. Các điểm du lịch như khu nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, vườn Quốc gia Xuân Sơn cần đẩy mạnh đầu tư để đón các đối tượng khách du lịch này.

+ Khách du lịch công vụ: Đối tượng chính của loại hình du lịch này là cán bộ, nhân viên các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm cơ hội đầu tư trên địa bàn… Khả năng chi tiêu của đối tượng khách này thường cao hơn so với mặt bằng chi tiêu chung của các loại du khách. Du lịch Phú Thọ cần phát triển hệ thống các khách sạn, nhà hàng cao cấp, các dịch vụ phục vụ như bể bơi, sân thể thao, dịch vụ bưu chính viễn thông, dich vụ thanh toán thẻ, hội trường có sức chứa đa dạng.., tập trung tại thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ, huyện du lịch Thanh Thuỷ để đón tiếp và đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách du lịch công vụ.

+ Khách tham gia các hoạt động thể thao, văn hoá kết hợp du lịch: Tỉnh Phú Thọ được chọn là nơi tổ chức khá nhiều sự kiện văn hoá quy mô cấp quốc gia, vùng và cung cấp địa điểm thi đấu nhiều giải thể thao cấp quốc gia, khu vực hàng năm. Do đó các đoàn vận động viên thi đấu thể thao, diễn viên và đoàn nghệ thuật tham gia các sự kiện văn hoá, thể thao kết hợp du lịch là một trong những nguồn khách mục tiêu quan trọng. Phú Thọ cần liên kết, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành ở Trung ương để tăng cường đăng cai, tổ chức tốt các sự kiện văn hoá, thể thao lớn; đồng thời phát triển các thiết chế văn hoá, thể thao để phục vụ tốt các sự kiện, qua đó cũng đẩy mạnh thu hút nguồn khách loại này.

- Thị trường khách Việt kiều: Do nhu cầu tâm linh, tâm lý mong muốn

có dịp hành hương về cội nguồn của Việt người xa xứ, lượng khách Việt kiều đến Phú Thọ đã và sẽ tiếp tục ngày càng gia tăng. Du lịch Phú Thọ cần tăng cường quảng bá, tạo ấn tượng tốt đẹp và sâu sắc về vùng đất Tổ cội nguồn của dân tộc trong lòng kiều bào Việt Nam; đồng thời chuẩn bị chu đáo các điều kiện về vật chất và tinh thần để thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách Việt kiều từ khắp các quốc gia trên thế giới về cội nguồn.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w