Quản lý, sử dụng tài nguyên cho phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 61 - 63)

- Các điểm du lịch nhỏ khác và hạ tầng làng nghề

2.2.2.3. Quản lý, sử dụng tài nguyên cho phát triển du lịch

Quản lý tài nguyên du lịch là yếu tố tác động quan trọng, trực tiếp đến hiệu quả cũng như tính bền vững trong việc khai thác, sử dụng và phát huy các giá trị của nguồn tài nguyên du lịch. Do tính đa tác dụng của tài nguyên

du lịch, các tài nguyên du lịch được phân ngành cho một số cơ quan, ngành chức năng ở địa phương quản lý về mặt chuyên môn, đó là các ngành Du lịch, Công nghiệp, Nông nghiệp, tài nguyên và Môi trường, dưới sự quản lý nhà nước của UBND các cấp.

Theo quy định, các ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ để quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên. Trên thực tế, ở cùng một khu vực địa lý thường có nhiều loại tài nguyên cùng tồn tại đan xen nhau; mặt khác các tài nguyên du lịch được nhìn nhận và đánh giá dưới góc độ chuyên môn của nhiều ngành, mỗi ngành có một quan điểm sử dụng và phát huy hiệu quả khác nhau, có khi không đồng nhất hoặc thậm chí trái chiều. Nếu sự phối hợp giữa các cấp, ngành không tốt sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng và tính bền vững của tài nguyên.

Trong những năm qua, UBND tỉnh Phú Thọ đã có sự chỉ đạo phối hợp giữa các ngành trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển từng lĩnh vực; đồng thời đã chỉ đạo các ngành tăng cường phối hợp trong quản lý khai thác tài nguyên với mục đích phát huy tốt nhất hiệu quả. Các tài nguyên du lịch có giá trị lớn cơ bản đạt được sự đồng thuận chung của các ngành liên quan về quan điểm sử dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, sự phối hợp chưa tốt, dẫn đến chồng chéo trong quản lý sử dụng tài nguyên hoặc ngược lại là tình trạng thiếu sự quản lý, lãng phí tài nguyên du lịch.

Tài nguyên du lịch tự nhiên của Phú Thọ khá phong phú nhưng tỷ lệ và mức độ khai thác sử dụng trong du lịch còn rất thấp. Các điểm có tài nguyên du lịch giá trị cao như đầm Ao Châu, vườn Quốc gia Xuân Sơn, Ao Giời - Suối Tiên, thác Cự Thắng, thác Ba Vực… hiện mới trong quá trình chuẩn bị dự án hoặc xúc tiến thu hút đầu tư. Khu vực nước khoáng nóng Thanh Thuỷ đã thu hút được một số dự án lớn đầu tư đăng ký vào địa bàn nhưng phần lớn do chủ đầu tư thiếu năng lực nên hầu hết chưa xong giai đoạn đầu tư hạ tầng. Một số hoạt động kinh doanh du lịch của dân cư và tư nhân tại khu nước khoáng nóng tương đối sôi động đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho cộng

đồng dân cư địa phương. Hoạt động của một số nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đạt hiệu quả về mặt kinh tế nhưng do chưa được quản lý chặt chẽ nên ý thức tuân thủ các quy định về bảo vệ tài nguyên du lịch kém, gây lãng phí không nhỏ trong quá trình khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này.

Cho đến nay, tài nguyên du lịch nhân văn được khai thác sử dụng cho phát triển du lịch Phú Thọ nhiều hơn cả là hệ thống các di tích lịch sử văn hoá và một số lễ hội truyền thống, yếu tố văn hoá truyền thống gắn với lịch sử dựng nước thời Hùng Vương, tập trung nhất là ở khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, thành phố Việt Trì. Các tài nguyên này đã từng bước được phát huy hiệu quả sử dụng. Song do đặc thù của loại tài nguyên này nên cường độ sử dụng và hiệu quả các di tích không đồng đều trong các khoảng thời gian của năm. Mức độ khai thác sử dụng rất cao trong mùa lễ hội, các ngày khác trong năm cường độ khai thác không cao.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w