Thị trường khách quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 102 - 103)

- Cường độ hoạt động tại các khu,

3.2.3.1. Thị trường khách quốc tế

- Thị trường Đông Bắc Á: Đây là thị trường chiếm thị phần lớn nhất

trong thị trường khách quốc tế đến Phú Thọ những năm qua và có nhiều khả năng phát triển tốt vào những năm tới, bao gồm khách đến từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

Khách Hàn Quốc có số lượng đến Phú Thọ lớn hơn cả và là một thị trường mục tiêu quan trọng trong những năm tới, chủ yếu là các đối tượng khách thời gian qua là khách thương mại, công vụ kết hợp tham quan, nghỉ cuối tuần. Các loại hình du lịch cần phát triển để đáp ứng nhu cầu của thị trường này là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí.

Khách Nhật Bản cũng chiếm tỷ lệ đang kể trong tổng lượng khách quốc tế đến Phú Thọ những năm gần đây, chủ yếu là khách công vụ, các nhà đầu tư, nghiên cứu thị trường kết hợp tham quan, du lịch. Thị trường khách này có khả năng chi trả cao song cũng đặt ra yêu cầu cao về dịch vụ. Các loại hình cần phát triển đáp ứng yêu cầu của thị trường khách Nhật Bản là du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, tìm hiểu văn hoá. Cần nâng cao chất lượng các dịch vụ lưu trú, ăn uống; phát triển các sản phẩm hàng lưu niệm, đồ mỹ nghệ có ý nghĩa về mặt văn hoá như mây tre đan, đồ gốm, tranh thêu …

Số lượng khách Trung Quốc đến Phú Thọ ít hơn so với hai loại khách trên, nhưng cũng là thị trường tiềm năng hấp dẫn đối với du lịch Phú Thọ, do tỉnh nằm trong hành lang kinh tế Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và có sự kết nối chặt chẽ với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái trong chương trình du lịch về cội nguồn, có cơ hội để mở rộng và phát triển thị trường khách này và các thị trường khách quốc tế từ các nước khác thông qua Trung Quốc nối tour sang Việt Nam. Khách Trung Quốc có mức chi tiêu thấp, yêu cầu về chất lượng dịch vụ ở mức trung bình nhưng đòi hỏi giá rẻ. Các loại hình du lịch

cần phát triển phục vụ loại khách này là du lịch tham quan, sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí.

- Thị trường Đông Nam Á và Thái Bình Dương: Khách từ thị trường

này đến Phú Thọ thời gian qua ít hơn thị trường trên, chủ yếu là khách công vụ, thương mại, các vận động viên thi đấu thể thao kết hợp du lịch. Trong những năm tới, với lộ trình tự do hoá trong khối ASEAN và xu hướng gia tăng quan hệ với các nước Thái Bình Dương, đây được coi là thị trường tiềm năng khá lớn cho du lịch Phú Thọ. Để thu hút, đáp ứng nhu cầu của thị trường khách này, cần phát triển các loại hình du lịch du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, công vụ, du lịch tham quan, vui chơi giải trí; cũng cần phát triển cơ sở vật chất phục vụ hội nghị, hội thảo, cơ sở thi đấu thể thao, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương thu hút các đối tượng khách tham dự hội nghị, hội thảo, thi đấu các giải khu vực kết hợp du lịch.

- Thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ: Khách du lịch Châu Âu và Bắc Mỹ có

khả năng chi trả cao hơn so với thị trường Châu Á, nhưng yêu cầu đối với sản phẩm du lịch, đối với chất lượng dịch vụ cũng khắt khe hơn nhiều. Thời gian vừa qua, khách từ các thị trường này đến Phú Thọ rất ít, nhưng theo dõi các địa phương có sự liên kết du lịch với Phú Thọ (như Lào Cai, Hà Nội) cho thấy đối tượng khách Châu Âu, khách từ khu vực Bắc Mỹ đến các vùng này ngày càng gia tăng. Trong dài hạn, du lịch Phú Thọ cần tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, phát triển có chất lượng các dịch vụ du lịch cao cấp, đồng thời gắn kết chặt chẽ với trung tâm du lịch Hà Nội, các tỉnh vùng du lịch Bắc Bộ, các tỉnh bạn trong chương trình du lịch về cội nguồn (nhất là Lào Cai) để thu hút khách từ thị trường này đến với tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 102 - 103)