- Cường độ hoạt động tại các khu,
3.3.3.1. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và tăng cường đầu tư phục vụ phát triển du lịch
tư phục vụ phát triển du lịch
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động và phát triển của bất cứ ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội nào. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng cao; do đó mức độ phát triển của kết cấu hạ tầng tác động, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của lĩnh vực này.
Cần chú trọng đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước, môi trường, bưu chính viễn thông, hạ tầng các ngành, lĩnh vực liên quan trực tiếp đến phát triển du lịch như ngân hàng, tài chính, tín dụng, y tế, bảo hiểm; trong đó đầu tư các kết cấu hạ tầng then chốt như giao thông, điện, cấp thoát nước và xử lý môi trường, bưu chính viễn thông có ý nghĩa nền tảng
cho sự phát triển của du lịch nói riêng cũng như của tất cả các ngành khác trong tỉnh nói chung. Do ý nghĩa tổng thể này và do nhu cầu vốn đầu tư các kết cấu hạ tầng rất lớn, hiệu quả kinh tế - xã hội lâu dài cao nhưng hiệu quả kinh tế trước mắt không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn, đòi hỏi phải có sự đầu tư tập trung từ nguồn ngân sách nhà nước là chủ yếu. Nguồn thu từ nội bộ ngân sách tỉnh Phú Thọ còn rất khiêm tốn, vì vậy, để huy động được các nguồn đầu tư tập trung cho xây dựng kết cấu hạ tầng, cần thực hiện các giải pháp tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh, duy trì tốc độ tăng trưởng và có các biện pháp tăng cường nguồn thu, khuyến khích tiết kiệm chi thường xuyên, ưu tiên chi cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh áp dụng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất kinh doanh có thời hạn ở các vị trí đất có lợi thế thương mại lớn thay cho hình thức cho thuê đất theo giá quy định để tăng cường nguồn thu cho phát triển.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi, tranh thủ nguồn đầu tư của Trung ương vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn, công trình du lịch trọng điểm Quốc gia (như Đền Hùng, khu du lịch Xuân Sơn); sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện các dự án. Xây dựng các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng và đầu tư hạ tầng du lịch có tính khả thi cao và ý nghĩa chiến lược để thu hút được nguồn vốn ODA phù hợp với điều kiện của tỉnh. Lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển một số dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có khả năng thu hồi vốn nhanh.
Có các chính sách ưu đãi mạnh mẽ để thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất ngành du lịch, đầu tư vào các dự án du lịch trọng điểm. Xây dựng Quy chế ưu đãi đầu tư tại các khu du lịch; tạo điều kiện thông thoáng về mặt thủ tục hành chính, cấp phép thành lập doanh nghiệp, cấp phép kinh doanh, đầu tư, tiếp tục hỗ trợ mạnh hơn về các chi phí cho việc lập hồ sơ và thực hiện các thủ tục hành chính; đánh giá đúng năng lực của nhà đầu tư, lựa chọn được các nhà đầu tư thực sự có năng lực và có mục đích, chiến lược đầu tư nghiêm
túc để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các dự án; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng; cung cấp đầy đủ dịch vụ hạ tầng cho nhà đầu tư.
Thu hút nguồn vốn từ dân cư, cộng đồng địa phương cho đầu tư phát triển du lịch. Tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo môi trường tài chính tin cậy và hành chính thuận lợi; đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn, huy động tiền vay, mở rộng các nguồn thu. Đẩy mạnh xã hội hoá và khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động đầu tư phát triển du lịch.
Xác định rõ danh mục trọng điểm đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất, dự án du lịch. Chú trọng triển khai, phối hợp triển khai hoặc tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện các dự án hạ tầng và đầu tư phục vụ phát triển du lịch bền vững sau:
- Các dự án phát triển giao thông tạo sự kết nối giữa trung tâm kinh tế, du lịch của tỉnh với mạng lưới giao thông quốc gia và liên kết giữa các vùng kinh tế, du lịch như: Quốc lộ 32A, 32C, đường Âu Cơ, đường đền Hùng - Xuân Sơn; đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, các cầu qua sông Hồng, sông Lô, sông Đà; nâng cấp Quốc lộ 2, đường sắt Hà Nội - Phú Thọ - Lào Cai, đường sông Việt Trì - Tuyên Quang;
- Đẩy mạnh đầu tư, tôn tạo các công trình thuộc quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng, khu du lịch Văn Lang;
- Tiếp tục triển khai quy hoạch, xúc tiến đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn chất lượng cao, hạ tầng kỹ thuật các dự án du lịch trọng điểm: Đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ, Đền Lăng Sương, nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, khu vui chơi giải trí cao cấp Bãi Nổi La Phù, Tam Nông, khu du lịch và vườn Quốc gia Xuân Sơn;
- Đầu tư nâng cấp hệ thống nước sạch tập trung đến các khu, điểm du lịch, hệ thống thu gom rác thải từ các khu, điểm du lịch, xử lý rác thải tập trung ở các điểm tập kết đã được quy hoạch.
Đồng thời với việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng và công trình trọng điểm mang tính tính tiền đề, cơ sở, tạo điều kiện, có ý nghĩa động lực cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển và bảo đảm môi trường cho sự phát triển; cần tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, từ cộng đồng dân cư, tập trung vào các dự án đầu tư cơ sở lưu trú, ăn uống cao cấp, dự án xây dựng các công trình vui chơi giải trí, dự án đầu tư tại các khu, điểm du lịch đã quy hoạch. Việc thu hút các nguồn vốn từ dân cư và tư nhân cho xây dựng hạ tầng theo hướng: công trình hạ tầng chính, then chốt, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn chậm do nhà nước đầu tư, các hợp phần hạ tầng nhỏ gắn với công trình chính, có mức đầu tư ít, việc sử dụng sau đầu tư có thể cho khả năng thu hồi vốn nhanh, phù hợp với điều kiện của các nhà đầu tư tư nhân hoặc cộng đồng dân cư thì khuyến khích cộng đồng tham gia, góp vốn đầu tư.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư du lịch phải gắn với việc rà soát, đánh giá, thẩm định năng lực của các nhà đầu tư, chất lượng dự án đầu tư để đảm bảo tính khả thi của dự án. Tạo môi trường, khuyến khích, thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đồng thời phải đôn đốc, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các dự án đầu tư du lịch, kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ quá mức thời gian pháp luật cho phép hoặc dự án vi phạm cam kết, vi phạm quy định pháp luật, để đảm bảo hiệu quả của hoạt động đầu tư, tránh lãng phí các nguồn lực, đất đai và nguồn tài nguyên du lịch.
Cùng với đầu tư nguồn vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các dự án phát triển du lịch, cần chú trọng dành nguồn đầu tư thoả đáng cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến, quảng bá du lịch; quản lý và sử dụng tốt các nội dung đầu tư này để đảm bảo hiệu quả đầu tư.