Định hướng phát triển các tuyến du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 96 - 98)

- Cường độ hoạt động tại các khu,

3.2.1.3. Định hướng phát triển các tuyến du lịch

Việc xác định các tuyến du lịch cụ thể phải dựa trên mức độ phát triển giao thông, sự phân bố tài nguyên du lịch và hướng đến khai thác, kết hợp có hiệu quả các tài nguyên, đa dạng hoá sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Các tuyến du lịch cho khả năng liên kết tài nguyên du lịch cao, mở rộng sự đa dạng của sản phẩm du lịch và có tính hiện thực trên cơ sở hệ thống giao thông hiện tại và xu hướng phát triển giao thông những năm tới có thể được xác định như sau:

- Các tuyến du lịch đường bộ:

* Tuyến 1. Tuyến Việt Trì - Đoan Hùng: Đây là tuyến du lịch nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Đông Bắc, với lộ trình dọc theo Quốc lộ 2. Các điểm dừng du lịch gồm: Các di tích văn hoá - lịch sử - kiến trúc nghệ thuật ở Việt Trì như quần thể di tích lịch sử Đền Hùng, đình Hùng Lô, đình Lâu Thượng, Bến Gót…; tượng đài chiến thắng Sông Lô, chiến thắng Trạm Thản; khu vui chơi, sinh thái Núi Trang; điểm du lịch kết hợp thưởng thức ẩm thực Bạch Hạc với món cá Lăng, cá Anh Vũ, hồng Hạc và Đoan Hùng với đặc sản bưởi. Điểm lưu trú chính tại thành phố Việt Trì, Núi Trang, thị trấn Phong Châu, thị trấn Đoan Hùng.

* Tuyến 2. Tuyến Việt Trì - thị xã Phú Thọ - Hạ Hoà: Đây là tuyến du lịch nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Tây Bắc, với lộ trình dọc theo Quốc lộ 32C. Các điểm dừng du lịch bao gồm: Các di tích lịch sử - văn hoá - nghệ thuật ở Việt Trì, thị xã Phú Thọ, Hạ Hoà như Đền Hùng, đình Hùng Lô, đình Lâu Thượng, Bến Gót, cây đa lịch sử Phú Thọ, Đền Chu Hưng, Đền Mẫu Âu Cơ, chiến khu Hiền Lương, chiến khu Vần; các điểm du lịch sinh thái như đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên. Điểm lưu trú chính tại Việt Trì, Ao Châu.

* Tuyến 3. Tuyến Việt Trì - Thanh Thuỷ - Thanh Sơn - Tân Sơn: Đây là tuyến du lịch nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Tây Nam, với lộ trình dọc theo Quốc lộ 32 và 32B. Các điểm dừng du lịch gồm: Các di tích

lịch sử - văn hoá - nghệ thuật ở Việt Trì, Tam Nông, Thanh Thuỷ như Đền Hùng và các di tích liên quan ở Việt Trì, chùa Phúc Thánh, đình Đào Xá, Đền Lăng Sương, các bản động và điểm sinh hoạt cộng đồng của một số dân tộc thiểu số vùng Thanh Sơn và Tân Sơn; các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí như khu nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, khu đô thị sinh thái cao cấp Tam Nông, vườn quốc gia Xuân Sơn, thác và khu lòng chảo Minh Hoà. Điểm lưu trú chính là Việt Trì và các thị trấn huyện, các cơ sở lưu trú tại các khu du lịch sinh thái, điểm cắm trại theo quy hoạch, các bản động của cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa.

- Các tuyến du lịch đường sông:

* Tuyến 1. Tuyến du lịch dọc sông Thao (sông Hồng): Có ý nghĩa kết nối các điểm du lịch thuộc các vùng du lịch Đông Nam và phía Bắc tỉnh. Điểm xuất phát tại khu du lịch Bến Gót.

* Tuyến 2. Tuyến du lịch dọc sông Lô: Kết nối các điểm du lịch thuộc vùng du lịch Đông Nam và Tây Bắc. Điểm xuất phát tại khu du lịch Bến Gót.

* Tuyến 3. Tuyến du lịch dọc Sông Đà: Kết nối các điểm du lịch thuộc các vùng du lịch Đông và Tây Nam. Điểm xuất phát tại khu du lịch Bến Gót.

- Các tuyến du lịch đường sắt:

Du lịch Phú Thọ có thể khai thác tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh để hình thành tuyến du lịch đường sắt nội tỉnh dọc theo trục du lịch Bắc - Nam (qua các ga: Việt Trì - Phủ Đức - Tiên Kiên - Phú Thọ - Chí Chủ - Vũ Ẻn) cũng như kết nối du lịch liên tỉnh.

- Các tuyến du lịch liên tỉnh:

Giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt của tỉnh Phú Thọ thuận tiện, vị trí quan trọng của du lịch Phú Thọ trong mối liên hệ vùng du lịch Bắc Bộ và vùng miền núi phía Bắc. Đây là các điều kiện thuận lợi để mở ra các tuyến du lịch liên tỉnh sau:

* Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai;

* Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang;

* Phú Thọ - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ;

* Phú Thọ - Hà Nội - Các tỉnh miền Trung và miền Nam.

- Các tuyến du lịch quốc tế:

Phú Thọ nằm dọc trục Quốc lộ 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam, trong hành lang phát triển kinh tế Côn Minh - Hà Khẩu - Hà Nội - Hải Phòng, Quảng Ninh, thuận lợi cho đón khách du lịch quốc tế và ngược lại. Tuyến du lịch quốc tế của Phú Thọ được xác định theo tuyến giao thông đường sắt Vân Nam - Lào Cai - Phú Thọ - Hà Nội - Hải Phòng; theo tuyến giao thông đường bộ Hà Nội - Phú Tho - Sơn La - Điện Biên - Lào. Khoảng cách từ trung tâm du lịch tỉnh đến sân bay Nội Bài theo đường bộ là 60 km, giao thông thuận tiện. Do đó Phú Thọ còn có khả năng phát triển các tuyến du lịch quốc tế khác qua sân bay Nội Bài, chuyển tiếp sang đường bộ dọc trục Quốc lộ 2 đến tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w