Phát triển du lịch bền vững về xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 79)

- Tỷ lệ tăng trưởng so vớ

2.3.1.2. Phát triển du lịch bền vững về xã hộ

- Sự đóng góp của du lịch vào tạo công ăn việc làm và xoá đói giảm nghèo ở Phú Thọ

Việc làm trực tiếp trong ngành du lịch tăng với tốc độ tương đối nhanh, đạt mức trung bình 15,84%/năm trong giai đoạn từ 2001 - 2009; lao động gián tiếp liên quan đến du lịch ở Phú Thọ cũng tăng với tốc độ cao trong cùng khoảng thời gian nói trên, đạt mức 16,45%/năm (xem bảng 2.3).

Bên cạnh đó, có thể thấy tác động tích cực rõ ràng của du lịch đến việc tạo mở việc làm cho người lao động trong các ngành nghề liên quan (như sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho các cơ sở du lịch, sản xuất hàng hoá tại các làng nghề truyền thống được khôi phục để phục vụ nhu cầu tham quan đồng thời bán hàng hoá cho du khách). Những đóng góp trên của ngành du lịch đã tạo góp phần quan trọng

vào tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho dân cư địa phương ở các vùng nông thôn, đô thị của Phú Thọ.

- Thu hút sự tham gia của cộng đồng và mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với các hoạt động du lịch của Phú Thọ

Hoạt động du lịch tỉnh Phú Thọ đã thu hút được các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư tham gia phát triển du lịch. Người dân được tạo điều kiện, hưởng một số ưu đãi khi tham gia các hoạt động đầu tư phát triển du lịch nên đã ủng hộ, thể hiện sự đồng thuận cao với chủ trương phát triển du lịch, tham gia tích cực các hoạt động đầu tư, kinh doanh du lịch.

Có thể nói rằng, công tác xã hội hoá, thu hút cộng đồng tham gia hoạt động du lịch thời gian qua đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, phần lớn các nguồn lực thu hút được mới chỉ là các nguồn tiền vốn đầu tư mang tính chất thuần tuý kinh doanh. Các yếu tố văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, nét sinh hoạt truyền thống của cộng đồng chưa được khai thác trực tiếp nhiều. Các hộ gia đình, nhóm cộng đồng tham gia hoạt động du lịch phần lớn mang tính tự phát, thiếu sự hướng dẫn, tập huấn từ cơ quan chức năng.

Việc lấy ý kiến tham gia của cộng đồng trước khi xúc tiến dự án đầu tư chưa được chú trọng; mức bồi thường giá trị quyền sử dụng đất trong giải phóng mặt bằng xây dựng dự án du lịch chưa phù hợp với mặt bằng thị trường; giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất còn hạn chế; một số dự án du lịch tuy đã được tạo điều kiện mặt bằng nhưng chậm được triển khai, lãng phí đất nông nghiệp. Các hạn chế này đã tác động, ảnh hưỏng đến cộng đồng, làm giảm sự hài lòng của cộng đồng nơi có dự án du lịch triển khai.

- Tác động của du lịch đến văn hoá xã hội, đến cộng đồng ở Phú Thọ.

Hoạt động du lịch ở Phú Thọ trong những năm qua đã góp phần không nhỏ đối với bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống. Điều đó được thể hiện qua số lượng các di tích văn hoá, lịch sử và các làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; các lễ hội của dân tộc, của địa phương được tổ chức

ngày càng nhiều ở Phú Thọ; nhiều phong tục tập quán và truyền thống sinh hoạt cổ truyền tốt đẹp được duy trì và hướng về sự nguyên bản.

Tuy nhiên, hoạt động du lịch ở Phú Thọ cũng đã gây những ảnh hưởng không tốt đến môi trường văn hoá - xã hội, tác động một phần đến giá trị văn hoá và nếp sống truyền thống của cộng đồng, thậm chí làm mất đi phần nào tính thuần khiết của văn hoá bản địa. Đó là làm thay đổi một số nhận thức, quan niệm về chuẩn mực đạo đức xã hội; tăng tính thương mại trong các hoạt động lễ hội truyền thống; gia tăng tệ nạn xã hội khu vực có hoạt động du lịch… Đây là những tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường văn hoá - xã hội trong quá trình phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w