- Cường độ hoạt động tại các khu,
3.2.2.1. Du lịch văn hoá tâm linh, tham quan nghiên cứu các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam
văn hoá truyền thống Việt Nam
Đây là sản phẩm du lịch đặc trưng nhất của du lịch Phú Thọ. Thực tế vài năm gần đây và tương lai trong những năm tới, hành hương về cội nguồn,
hướng về các hoạt động truyền thống của dân tộc đang là xu hướng tâm linh được nhiều người dân Việt Nam thực hiện vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương và mùa lễ hội hàng năm. Các tài nguyên du lịch sau có thể được lựa chọn để xây dựng nên sản phẩm du lịch này:
- Các di tích lịch sử và di sản văn hóa vật thể gắn với thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc, trong đó hội tụ tiêu biểu và tập trung nhất ý nghĩa về thời kỳ dựng nước là quần thể di tích lịch sử Đền Hùng. Các di tích quan trọng khác cùng có ý nghĩa này là Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Lăng Sương, các đình chùa, di chỉ khảo cổ, làng nghề cổ truyền có từ rất lâu đời trên đất Phú Thọ.
- Các giá trị văn hoá phi vật thể đặc trưng từ thời Hùng Vương như lễ hội truyền thống mà linh thiêng và nổi bật là Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm; tập tục, bản sắc văn hoá truyền thống của người Việt cổ; nghệ thuật kiến trúc cổ được thể hiện trong các nét kiến trúc, chạm khắc ở đình chùa, đền miếu; các trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian như trò Tùng Dí, hát Xoan, cướp cây bông, vật, đánh phết…; truyền thống văn hoá của các dân tộc thiểu số khác vùng núi Phú Thọ như hội cồng chiêng, múa Mỡi, đâm đuống của người Mường, hát Sình Ca, Chim Gâu của dân tộc Cao Lan, hội làng của người Dao Đỏ...
- Các di tích lịch sử cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước như chiến khu Hiền Lương, Vần, chiến khu lòng chảo Minh Hoà, các di tích nơi Bác Hồ về thăm và làm việc với Phú Thọ…. Đây cũng là những tài nguyên du lịch nhân văn quý giá và có khá nhiều ở Phú Thọ - vùng đệm chiến khu cách mạng thời chống Pháp.