Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 109 - 110)

- Cường độ hoạt động tại các khu,

3.3.2. Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch

phẩm du lịch

Đây là một trong những giải pháp quan trọng để tạo nên sự phát triển của du lịch. Thực hiện giải pháp này bao gồm việc tổ chức tốt một số nội dung cơ bản sau:

- Tiến hành điều tra, đánh giá tổng thể về hiện trạng của sản phẩm du lịch Phú Thọ (chất lượng, số lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách), những tiềm năng tạo sản phẩm còn chưa được khai thác. Nghiên cứu khả năng nâng cao giá trị sử dụng của tài nguyên du lịch, xu hướng nhu cầu, thị hiếu của các thị trường khách tiềm năng; khảo sát, so sánh, đánh giá sự tương đồng và khác biệt giữa các điều kiện và yếu tố tác động đến phát triển du lịch Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực, đánh giá khả năng tương tác và liên kết … để có kế hoạch cụ thể phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của Phú Thọ trên cơ sở định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng đã được xác định (du lịch văn hoá tâm linh, tham quan nghiên cứu các giá trị văn hoá truyền thống; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch thể thao, dã ngoại), đồng thời đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của khách du lịch.

- Nhanh chóng đánh giá, phân loại hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ. Khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ theo sát xu hướng nhu cầu thị trường. Ban hành các quy định cụ thể, chặt chẽ về tiện nghi, chất lượng dịch vụ trong các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí và tổ chức chặt chẽ việc thực hiện; thường xuyên tiến hành kiểm tra để đảm bảo chất lượng các sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu ngày càng tăng cao của thị trường.

- Khuyến khích, thu hút đầu tư mở rộng, đa dạng hoá các loại hình vui chơi giải trí tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh (thành phố Việt Trì, khu du lịch Đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên, khu du lịch Xuân Sơn, khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thuỷ).

- Thế mạnh lớn nhất của du lịch Phú Thọ là du lịch văn hoá, du lịch sinh thái; đặc biệt là du lịch văn hoá tâm linh. Do vậy cần coi các giá trị văn hoá là cội rễ, là động lực để phát triển du lịch Phú Thọ; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, hệ thống các giá trị văn hoá, làm tốt việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của vùng đất Tổ; tăng cường xã hội hoá, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, của cộng đồng dân cư địa phương trong công tác bảo vệ, phục dựng, tôn tạo và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc (như duy trì, phát triển các làng nghề truyền thống, duy trì các lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, các đội diễn xướng dân gian, các trò chơi và phong tục dân gian…) để phát triển các loại hình của sản phẩm du lịch văn hoá đặc sắc của tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 109 - 110)