Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 115 - 118)

- Cường độ hoạt động tại các khu,

3.3.4. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển thị trường

đẳng nghề Phú Thọ), kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành; mở rộng hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực du lịch với các cơ sở, tổ chức đào tạo trong nước và quốc tế có uy tín trong việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quản trị và kinh doanh du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh (như các khách sạn, nhà hàng lớn, các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí) thoả thuận và hợp đồng đào tạo theo địa chỉ. Tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo mở rộng các hình thức đào tạo ngắn hạn, không tập trung, phục vụ nhu cầu vừa học vừa làm, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về du lịch, về vai trò của chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch đối với việc đảm bảo hiệu quả các hoạt động du lịch. Hỗ trợ giáo dục cộng đồng, tập huấn các kiến thức về du lịch cho người dân tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch. Lồng ghép giữa các nội dung giáo dục cộng đồng về xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền pháp luật, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật theo các chương trình mục tiêu với tuyên truyền giáo dục, tập huấn kiến thức về du lịch, về bảo vệ môi trường để phát huy hiệu quả tổng hợp của các chương trình này. Khuyến khích người lao động tự đào tạo bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

(Riêng các giải pháp sử dụng, bảo vệ, tôn tạo, phát huy hiệu quả các nguồn lực tài nguyên cho phát triển du lịch, tác giả xin trình bày ở phần sau, gắn với giải pháp bảo vệ môi trường).

3.3.4. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển thịtrường trường

Việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và mở rộng thị trường đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển du lịch nhanh và bền vững. Những năm qua, công tác này đã được ngành du lịch Phú Thọ thực hiện

đạt một số kết quả nhất định, song do sự hạn chế về kỹ năng, kinh nghiệm, kinh phí nên hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, hình ảnh Phú Thọ tuy đã được biết đến trong nước với ý nghĩa là vùng đất Tổ cội nguồn thiêng liêng, nhưng chưa được biết đến nhiều với ý nghĩa là địa chỉ có các tiềm năng du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng và khả năng phát triển những loại hình du lịch hấp dẫn du khách khác. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch và phát triển thị trường những năm tới cần đẩy mạnh hơn, phục vụ tốt hơn cho sự phát triển du lịch theo hướng đa dạng hơn.

Cần triển khai ngay việc xây dựng chiến lược dài hạn và chương trình hàng năm về xúc tiến, quảng bá du lịch; đẩy mạnh các nội dung xúc tiến, quảng bá riêng của tỉnh đồng thời gắn với xúc tiến, quảng bá du lịch khu vực miền núi phía Bắc và cả nước để tạo hiệu quả tổng hợp trong hoạt động xúc tiến, quảng bá. Tăng cường phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và các tỉnh bạn, cơ quan thông tin đối ngoại, các hiệp hội, hội hữu nghị, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá hình ảnh của du lịch Phú Thọ trong nước và ra với thế giới; nhằm thu hút nhà đầu tư và khách du lịch. Tích cực đẩy mạnh hơn công tác cung cấp thông tin, hoàn thiện hồ sơ tín ngưỡng thờ Vua Hùng và hồ sơ hát Xoan đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại để nâng cao vị thế và thương hiệu của du lịch Phú Thọ ra thế giới.

Tăng cường cung cấp thông tin, hướng dẫn cho khách du lịch; xây dựng các ấn phẩm dưới nhiều hình thức giới thiệu về du lịch Phú Thọ như: Sách, tập gấp, VCD, sổ tay, bản đồ du lịch…; xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng và đặc biệt là ở các khu điểm du lịch, các trung tâm lữ hành. Mở rộng nội dung thông tin trên các Website của tỉnh, trên Website riêng của ngành du lịch Phú Thọ, cập nhật đầy đủ các thông tin du lịch của tỉnh, với

giao diện hấp dẫn hơn; có quy định cụ thể, khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để các dự án du lịch lớn, các khu, điểm du lịch trọng tâm đều có Website riêng của mình, tạo sự liên kết giữa các Website du lịch trong tỉnh và với các mạng xã hội. Đây là con đường ngắn nhất, tiện dụng hơn cả để đưa thông tin về du lịch Phú Thọ đến với khách du lịch trên toàn thế giới.

Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về những sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn tỉnh như lễ giỗ Tổ và các lễ hội truyền thống, sự kiện văn hoá, thể thao… Tổ chức các chiến dịch xúc tiến, quảng bá sự kiện, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm thương mại du lịch, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của địa phương, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.

Đẩy mạnh các chương trình hợp tác, liên kết phát triển thương mại, du lịch trong nước với Lào Cai, Yên Bái trong chương trình du lịch về nguồn, mở rộng các chương trình hợp tác song phương với các tỉnh bạn trong nước, với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Luông Nậm Thà (Lào). Đầu tư quảng bá mạnh mẽ cho hành trình du lịch về nguồn và thành phố lễ hội Việt Trì, khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, khu du lịch vườn Quốc gia Xuân Sơn, khu du lịch Đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên.

Tăng cường đầu tư nguồn kinh phí tập trung cho công tác xúc tiến, quảng bá; tăng cường xã hội hoá công tác quảng bá du lịch, đồng thời tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục tính trách nhiệm, trung thực trong hoạt động quảng bá; kiểm tra chặt chẽ các nội dung quảng bá, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động quảng bá du lịch để đảm bảo uy tín của thương hiệu du lịch Phú Thọ.

Xác định đúng đắn định hướng phát triển thị trường khách du lịch. Do đặc thù tài nguyên du lịch riêng có, Phú Thọ cần chú trọng đến thị trường khách du lịch nội địa và kiều bào Việt Nam trên thế giới vì đây là các thị trường có khả năng tăng trưởng nhanh và bền vững. Các thị trường khách

quốc tế đến Phú Thọ sẽ có khả năng mở rộng chậm hơn; nhưng trong tương lai, khi các sản phẩm du lịch của tỉnh đã được đa dạng hoá và có chất lượng cao hơn, đồng thời với xu thế dòng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng gia tăng, đây sẽ là những thị trường tiềm năng của tỉnh. Trong các thị trường khách quốc tế, Phú Thọ cần chú trọng đến thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, các nước Bắc Mỹ, một số nước châu Âu, nghiên cứu khả năng tiếp cận và phát triển thị trường Trung Đông.

Coi trọng phát triển thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, mở rộng hợp tác phát triển du lịch với các địa phương bạn trong đó có hợp tác kết nối tour du lịch liên tỉnh để tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên du lịch, khai thác thị trường. Thực hiện các chính sách đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập cảnh thuộc thẩm quyền của địa phương; tăng cường đầu tư chiều sâu cho du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm; thu hút, phát triển cơ sở vật chất du lịch, tập trung đầu tư xây dựng các khách sạn có chất lượng và thứ hạng cao, các cơ sở ăn uống, các món ẩm thực có thương hiệu, các khu vui chơi giải trí cao cấp và trung tâm mua sắm lớn để đáp ứng yêu cầu của thị trường khách quốc tế và nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng du khách. Thành lập Trung tâm xúc tiến, khảo sát thị trường, quảng bá du lịch thuộc sở chuyên ngành để tham mưu thực hiện tốt các nội dung hoạt động này. Về lâu dài cần thành lập các Văn phòng đại diện của du lịch tỉnh tại các trung tâm du lịch lớn trong nước và hướng đến các thị trường khách quốc tế tiềm năng.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 115 - 118)