Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 59 - 61)

- Các điểm du lịch nhỏ khác và hạ tầng làng nghề

2.2.2.2. Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch

Trước sự gia tăng khá nhanh của lượng khách du lịch và sự phát triển của hệ thống cơ sở vật chất ngành du lịch, trong những năm qua số lượng lao động trong ngành du lịch Phú Thọ cũng liên tục gia tăng hàng năm. Năm 2001 lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch của tỉnh là 395 người;

đến năm 2009 con số này là 1.281 người. Tốc độ tăng trưởng lao động bình quân trong các năm qua là 15,84%/năm. Ngoài số lao động trực tiếp ngành du lịch, còn một số lượng lớn lao động xã hội khác gián tiếp phục vụ du lịch thông qua các hoạt động có liên quan đến hoạt động du lịch như cung ứng hàng hoá, dịch vụ vận tải, ăn uống, vui chơi giải trí tại các điểm du lịch.

Bảng 2.3: Thực trạng lao động du lịch Phú Thọ giai đoạn 2001 - 2009

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 trưởngTăng Tổng số lao động 3.795 5.225 6.174 6.556 7.039 7.456 9.124 11.968 12.781 16,39% 1. Lao động trực tiếp 395 525 574 686 739 756 824 1168 1281 15,84% -Đại học và trên Đại học 22 54 58 61 72 81 89 113 127 24,50% - Cao đẳng và Trung cấp 143 172 194 208 221 243 285 367 421 14,45% - Lao động phổ thông 230 299 322 417 446 432 450 688 733 15,59% - Ngoại ngữ ĐH và trên ĐH 2 5 8 9 9 13 17 19 22 2. Lao động gián tiếp 3.400 4.700 5.600 5.870 6.300 6.700 8.300 10.800 11.50 0 16,45% Nguồn: [6], [32], [33].

Số lượng lao động du lịch của tỉnh Phú Thọ liên tục tăng qua các năm, chất lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học cũng có sự gia tăng tích cực về tốc độ, nhưng tỷ lệ lao động có trình độ đại học vẫn còn rất thấp trong tổng số lao động trực tiếp ngành du lịch. Tốc độ tăng số lượng lao động phổ thông nhanh hơn tốc độ tăng số lượng lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp là dấu hiệu chưa tích cực. Số lao động phổ thông này hầu như chưa qua trường lớp về du lịch. Trong số lao động đã qua đào tạo, lao động được đào tạo chuyên ngành về du lịch cũng chiếm tỷ lệ rất thấp.

Một vấn đề nữa đáng lưu tâm là số lao động có trình độ ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu giao tiếp, phục vụ khách du lịch quốc tế chiếm tuy tăng hàng

năm, nhưng đến nay vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp và phần lớn đều theo chuyên ngành tiếng Anh, số ít thuộc các chuyên ngành tiếng Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ lao động đã được thực hiện hàng năm. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo trong tỉnh, phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Du lịch mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ khách sạn, chính sách pháp luật cho lao động của các doanh nghiệp (giai đoạn 2001 - 2009 đã bồi dưỡng nghiệp vụ cho 240 lượt lao động, tập huấn chính sách pháp luật cho 650 lao động). Đội ngũ cán bộ tham mưu, quản lý nhà nước về du lịch đến nay đều có trình độ đại học và trên đại học, được luân phiên tập huấn định kỳ hàng năm và một số được cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Từ năm 2001 đến năm 2009, ngành du lịch đã cử đi đào tạo 2 tiến sĩ, 12 thạc sĩ; đào tạo theo chương trình phát triển nguồn nhân lực EU và hợp tác với Tây Ban Nha 10 người [34].

Một số doanh nghiệp lớn đã chủ động cử nhân viên đi đào tạo hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo thực hiện việc đặt hàng đào tạo. Tuy nhiên, kinh phí chi cho đào tạo của ngành du lịch còn hạn chế; cơ cấu đào tạo còn chưa cân đối giữa đào tạo cử nhân, cao đẳng và nhân viện nghiệp vụ.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chỉ mới được các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân lớn quan tâm, các cơ sở nhỏ chủ yếu sử dụng đội ngũ lao động làm việc theo kinh nghiệm.

Nguồn nhân lực du lịch phát triển khá nhanh về số lượng (16,39%/ năm), nhưng chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, tính kỷ luật còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, nguồn lao động gián tiếp phục vụ phát triển du lịch ít có kiến thức về hoạt động du lịch. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực còn hạn chế, số lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ hàng năm ít.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 59 - 61)