Thực trạng huy động sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 66 - 68)

- Các điểm du lịch nhỏ khác và hạ tầng làng nghề

2.2.5. Thực trạng huy động sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

động du lịch

Để thu hút sự tham gia của cộng đồng, tỉnh Phú Thọ đã có chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động du lịch, khuyến khích, tạo môi trường pháp

lý, môi trường đầu tư, môi trường xã hội cho các tầng lớp, các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư tham gia phát triển du lịch và đã nhận được sự đồng thuận cao của xã hội. Đến năm 2009, trong số 5.167 cơ sở kinh doanh du lịch, có tới 5.085 cơ sở của các hộ cá thể, 80 cơ sở của tư nhân; số cơ sở lưu trú của hộ kinh doanh đạt 101 trong tổng số 137 cơ sở trên địa bàn tỉnh; số cơ sở ăn uống của hộ dân là 4.984 trong tổng số 5.030 cơ sở trong tỉnh [6].

Tương ứng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các cơ sở kinh doanh của tư nhân và hộ cá thể trong lĩnh vực hoạt động thương mại, du lịch, vốn đầu tư và thu nhập từ các khu vực này cũng tăng nhanh. Đến năm 2009, giá trị sản xuất thương mại, du lịch của thành phần kinh tế tư nhân chiếm 42,51%; của thành phần kinh tế cá thể chiếm 51,64% trong tổng giá trị sản xuất thương mại, du lịch chung của tỉnh [6].

Một số hộ gia đình, cộng đồng đã trực tiếp tham gia vào các hoạt động lữ hành, đưa đón khách, xây dựng các trang trại, du lịch cộng đồng; một số xã miền núi ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Thuỷ thành lập được các đội cồng chiêng, diễn xướng dân gian; làng Văn Lương (huyện Tam Nông) duy trì được truyền thống kể truyện cười đặc sắc thu hút khách tham gia các tour du lịch nghiên cứu; trong các lễ hội cổ truyền của người Mường ở Thanh Sơn, Tân Sơn, khách du lịch có nhu cầu có thể ăn ở, sinh hoạt cùng gia đình (homestay) suốt thời gian lễ hội…

Công tác xã hội hoá, thu hút cộng đồng tham gia hoạt động du lịch thời gian qua đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, phần lớn các nguồn lực thu hút được mới chỉ là các nguồn tiền vốn đầu tư mang tính chất thuần tuý kinh doanh. Các yếu tố văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, nét sinh hoạt truyền thống của cộng đồng chưa được khai thác trực tiếp nhiều từ chính người dân bản địa cho phát triển du lịch. Các hộ gia đình, các nhóm cộng đồng tham gia hoạt động du lịch phần lớn mang tính tự phát, chưa có nhiều sự tổ chức, hệ thống, hướng dẫn, tập huấn từ cơ quan chức năng nên hiệu quả chưa cao.

Trong các lễ hội, tại các khu du lịch, còn không ít tình trạng người dân kinh doanh theo kiểu chụp giật, “chặt, chém, bắt chẹt” khách, tác động không tốt đến sự phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w