THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 42)

TỈNH PHÚ THỌ

TỈNH PHÚ THỌ

2.1.1. Khái quát chung về kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có địa danh Đền Hùng và kinh đô Văn Lang cổ gắn với lịch sử dựng nước của dân tộc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 3.532,5km2; dân số 1.316.659 người thuộc 21 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số (trên 60%), mật độ dân số 372,7người/km2. Tỉnh được chia thành 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thành phố (Việt Trì), 1 thị xã (Phú Thọ) và 11 huyện, trong đó có 9 huyện miền núi. Trên địa bàn tỉnh có 2 tôn giáo lớn là Phật giáo và Thiên Chúa giáo [6].

Địa giới của tỉnh Phú Thọ được hình thành theo bản đồ phân chia địa giới hành chính từ thời Pháp thuộc, năm 1968 tỉnh sáp nhập với tỉnh Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, từ năm 1997, tỉnh Phú Thọ được tái lập và cơ bản ổn định địa giới cho đến nay. Do các đặc thù về vị trí địa lý, địa hình, điều kiện tự nhiên, Phú Thọ có khả năng phát triển kinh tế khá toàn diện, nhưng thế mạnh nổi trội hơn là các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, nông lâm sản và có tiềm năng phát triển du lịch.

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, Phú Thọ luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2010 là 11,5%. Đến năm 2010, quy mô nền kinh tế của tỉnh tăng 2,24 lần so với năm 2005; GDP bình quân đầu người đạt 11,8 triệu đồng (tương đương 637USD); thu ngân sách ước đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 2,63 lần so với năm 2005, bình quân tăng 21,3%/năm; cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực đến năm 2010: Tỷ trọng GDP ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 38,6%, thương mại - dịch vụ 35,8%, nông -

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w