Tổ chức không gian du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 93 - 96)

- Cường độ hoạt động tại các khu,

3.2.1.2. Tổ chức không gian du lịch

Căn cứ vào sự phân bố và mối liên hệ giữa các tài nguyên du lịch, các nguồn lực và quá trình khai thác hoạt động du lịch, lãnh thổ du lịch Phú Thọ có thể được tổ chức thành 3 vùng du lịch như sau:

- Vùng du lịch Đông Nam của tỉnh (Gồm địa bàn thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và huyện Phù Ninh): Đây là vùng trung tâm, giữ vai trò điều

phối chính các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Trong vùng, có thể thiết lập tam giác du lịch Bạch Hạc, Bến Gót, Văn Lang (Việt Trì) - Đền Hùng (Việt Trì) - Núi Trang (Phù Ninh). Các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể gắn với thời đại Hùng Vương dựng nước được phân bố dày đặc nhất ở vùng này. Ngoài khu di tích lịch sử Đền Hùng giữ vị trí hạt nhân cả về ý nghĩa nhân văn cũng như về vị trí địa lý, có thể kể đến một số di tích, giá trị văn hoá tiêu biểu khác như: di tích Chùa Cả, đình Phượng Lâu, đình Hùng Lô, Làng Cả; các lễ hội Trò Trám Tứ Xã, hội vật Vĩnh Mộ, hội rước Chúa Gái Thanh Đình; các phong tục cổ, trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian như hát Xoan, đánh phết, trò Tùng Dí … Trong vùng du lịch trung tâm, ngoài các tài nguyên du lịch nhân văn, các tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị lớn gồm có diện tích rừng tự nhiên rộng 1.605 ha thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng (vùng vành đai); khu sinh cảnh Núi Trang nằm dọc theo quốc lộ 2 cách Đền Hùng 9km; vùng Bạch Hạc - Bến Gót cách trung tâm thành phố Việt Trì 5km, là vùng đất ngã ba sông, điểm hội tụ của các con sông Hồng và sông Lô, nơi có

cảnh quan đẹp, có các đặc sản nổi tiếng như cá Anh Vũ, Hồng Hạc, quýt Thượng, quýt Hạ; khu vực công viên Văn Lang với hệ thống hồ sinh thái, vườn tượng, vườn cảnh và nhiều công trình vui chơi giải trí tập trung. Với các loại hình tài nguyên như vậy, ở vùng trung tâm có thể phát triển và khai thác các loại hình du lịch văn hoá (lễ hội, hướng về cội nguồn, nghiên cứu văn hoá), du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch công vụ.

- Vùng du lịch phía Bắc tỉnh (Gồm thị xã Phú Thọ và các huyện Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng): Giới hạn không gian lãnh thổ của vùng là khu vực

phía Bắc tỉnh thuộc địa phận thị xã Phú Thọ, các huyện Hạ Hoà, Thanh Ba và Đoan Hùng. Đây là địa bàn du lịch có tài nguyên tương đối tập trung, đa dạng và đặc thù. Các điểm nhấn du lịch trên địa bàn là Đền Mẫu Âu Cơ, đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên, các di tích cách mạng như di tích chiến thắng Sông Lô, chiến thắng Trạm Thản, Chiến khu Hiền Lương, Chiến khu Ngòi Vần, Chiến khu Đại Phạm, cây đa lịch sử Phú Thọ...

Trong vùng cũng có một lượng tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú gắn với thời đại Hùng Vương, với các thời kỳ cách mạng chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật là quần thể cảnh quan thiên nhiên Ao Giời - Suối Tiên và khu đầm sinh thái Ao Châu với hệ thực vật rất đa dạng, phong cảnh tuyệt đẹp, khí hậu trong lành, thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, dã ngoại, vui chơi giải trí, du lịch văn hoá, tham quan, nghiên cứu. Trung tâm hoạt động du lịch của vùng là đầm Ao Châu do từ điểm du lịch này, có thể liên kết thuận tiện với hầu hết các điểm tài nguyên khác và với các cụm khác trong tỉnh; đồng thời thuận lợi cho liên kết tour du lịch với các tỉnh bạn phía Bắc, nhất là các tỉnh nằm trong chương trình du lịch về cội nguồn Lào Cai, Yên Bái.

- Vùng du lịch Tây Nam của tỉnh (Gồm các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập và Cẩm Khê): Giới hạn lãnh thổ của địa

phong phú về tài nguyên du lịch tự nhiên, định hướng không gian du lịch xác định đây là địa bàn du lịch sinh thái lớn nhất tỉnh.

Các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên quan trọng trên địa bàn gồm: Khu nước khoáng nóng Thanh Thuỷ với diện tích có mỏ nước khoáng trên 1km2, được đánh giá là một trong 4 mỏ nước khoáng tốt nhất cả nước, có hàm lượng, tỷ lệ các chất khoáng và vi khoáng thích hợp để chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ; vườn quốc gia Xuân Sơn với diện tích rừng nguyên sinh trên 15.000ha, hệ động thực vật phong phú và tính đa dạng cao, nhiều loài động thực vật rất quý hiếm đã được ghi tên trong danh mục cần bảo vệ chỉ còn tồn tại ở đây, hệ thống hang động kỳ thú; khu thác nước và chiến khu lòng chảo Minh Hoà sinh cảnh đẹp, thác nước và rừng tự nhiên hấp dẫn khách du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật là di tích Đền Lăng Sương (Thanh Thuỷ), thờ bà Mẫu của Đức Tản Viên Sơn Thánh, một điểm đến thu hút khách du lịch do ý nghĩa tâm linh đứng thứ ba sau Đền Hùng và Đền Mẫu Âu Cơ; các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể gắn với thời đại Hùng Vương; đặc biệt là các giá trị văn hoá, truyền thống văn hoá của dân tộc Mường (dân tộc chiếm gần 70% dân số các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập và 6% dân số huyện Thanh Thuỷ), của các dân tộc thiểu số khác ở Phú Thọ như Tày, Nùng, Dao Tiền…

Vùng du lịch này có thể phát triển và khai thác các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh thái, hang động, văn hoá các dân tộc thiểu số, làng nghề; du lịch thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí, thưởng thức văn hoá dân gian. Đây cũng là vùng có khả năng liên kết thuận lợi nhất với trung tâm du lịch Hà Nội, với các tỉnh nhiều tiềm năng du lịch sinh thái khác như Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, do vị trí địa lý nằm tiếp giáp với các khu vực đó, hệ thống giao thông thuận tiện cho việc liên kết và do nét đặc thù của tài nguyên cho khả năng tương tác, hỗ trợ nhau để đa dạng hoá sản phẩm tạo sức hút cao với khách du lịch.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w