Phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 32 - 33)

Cũng như việc bảo vệ môi trường, góp phần phát triển cộng đồng là yêu cầu, điều kiện, đồng thời là một nội dung quan trọng của phát triển du lịch bền vững. Để góp phần phát triển cộng đồng, trong suốt mọi hoạt động du lịch, cần chú trọng thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Chia sẻ thoả đáng lợi ích từ hoạt động du lịch để góp phần tạo sự phát triển (kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế) của cộng đồng địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch;

du lịch, gồm cả hoạt động kinh doanh du lịch, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch.

1.2.1.6.Quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững

Nhà nước xét theo khía cạnh là chủ thể quản lý vĩ mô nền kinh tế có vai trò định hướng, chế định các chính sách và tạo lập môi trường cho sự phát triển, bảo vệ kết quả tạo ra từ sự phát triển. Vai trò này được thể hiện, đảm bảo khi Nhà nước thực hiện tốt các nội dung của chức năng quản lý nhà nước. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp với sự đan xen, pha trộn của các yếu tố kinh tế và yếu tố văn hoá, xã hội. Do vậy, quản lý nhà nước về du lịch mang đặc thù riêng. Quản lý nhà nước về du lịch bao gồm các nội dung [31]:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển du lịch;

- Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch bền vững, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ;

- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài;

- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch;

- Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về du lịch phù hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý du lịch bền vững;

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 32 - 33)