Hệ thống giao thông

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 50 - 52)

Hạ tầng giao thông tỉnh Phú Thọ những năm gần đây được chú trọng đầu tư phát triển, đến nay đã được phân bố tương đối đồng bộ và đa dạng, với 3 loại hình đường giao thông: đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.

Mạng lưới giao thông đường bộ gồm các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường huyện, xã; tổng chiều dài gần 11.000km, trong đó có 5

tuyến đường Quốc lộ với chiều dài 261km, đường tỉnh có 34 tuyến với chiều dài 723km, gần 10.000km đường huyện, xã và đường giao thông nông thôn [50].

Trong số 5 tuyến Quốc lộ, 3 tuyến chính đã được cải tạo, nâng cấp trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến nay. Đây đều là các tuyến huyết mạch, kết nối các trọng điểm kinh tế - xã hội của tỉnh. Hệ thống giao thông đường bộ do tỉnh quản lý đến nay đã được đầu tư nâng cấp và nhựa hoá đạt 90% với quy mô ngày càng được mở rộng. Các tuyến đường huyện lỵ, giao thông liên xã có tỷ lệ cứng hoá trên 70%; giao thông nông thôn cứng hoá trên 30% [10]. Giao thông đường bộ phát triển có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện khai thác các tiềm năng của tỉnh cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có phát triển du lịch.

Đường sắt qua Phú Thọ có chiều dài gần 100km, nằm trong tuyến đường sắt Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai. Tuyến đường này cũng có ý nghĩa kết nối quan trọng giữa Phú Thọ với thủ đô Hà Nội và các tỉnh nằm trong chương trình du lịch về cội nguồn, vận chuyển hành hoá, hành khách phục vụ phát triển kinh tế.

Đường sông gồm giao thông thuỷ sông Hồng, sông Lô, sông Đà, với tổng chiều dài qua địa phận tỉnh là 320km. Các tuyến giao thông thuỷ này vừa góp phần vào việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá, hành khách nói chung trong đó có khách du lịch, vừa trực tiếp tạo nên các tour du lịch dã ngoại, du lịch tham quan, nhất là tuyến du lịch dọc sông Đà.

Một số dự án xây dựng cơ bản trọng điểm trên địa bàn đang tiếp tục được đầu tư lớn và chuẩn bị đầu tư như: Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh và cầu Ngọc Tháp, đường Đền Hùng - Xuân Sơn, đường Âu Cơ…, khi hoàn thành sẽ tạo thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, kết nối tốt giữa các địa phương, các vùng trong tỉnh, tạo thuận lợi cho việc kinh tế, giao lưu văn hoá, xã hội nói chung, trong đó có phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Luận văn Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w