hiểu bài ngày hôm nay.
Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: 20 phút
- GV: Dựa vào SGK em hãy cho biết thế nào là ngôi kể? Có mấy ngôi kể? Nêu điểm khác nhau giữa các ngôi kể? - HS: Trả lời
- GV gọi HS đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi: Đoạn văn kể về nhân vật nào? Người kể ở đây có xuất hiện không?
- HS trả lời, GV kết luận:Đoạn văn kể về em bé thông minh nhưng người kể ở đây không xuất hiện mà giấu mình đi nhưng lại biết tất cả mọi chuyện ở mọi nơi (Cung Vua, Công quán).
- GV: Em thấy cách kể chuyện này như thế nào?
- HS trả lời: Cách kể tự do, những gì xảy ra với nhân vật ở khắp mọi nơi. Cách kể này người ta gọi là cách kể thứ ba.
- GV gọi HS đọc đoạn văn thứ 2 trong SGK và trả lời câu hỏi: Từ"tôi" trong đoạn văn giúp ta hiểu được người đang kể là ai? Người đó có xuất hiện không?
- HS trả lời.
- GV chốt kiến thức: Người xưng "tôi" để kể trong đoạn văn này chính là Dế Mèn. Người đó kể tất cả những gì về chính mình. Cách kể đó thuộc ngôi thứ nhất.
* Hoạt động 2: 5 phút
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trogvăn tự sự. văn tự sự.
1. Khái niệm:
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
- Có 2 loại ngôi kể:
+ Ngôi thứ nhất: Người kể chuyện xưng tôi.
+ Ngôi thứ 3: Gọi sự vật bằng tên của chúng (kể bằng điểm nhìn của người ngoài cuộc).
- GV: Em hãy khái quát thế nào là ngôi kể trong văn tự sự? Phân biệt 2 loại ngôi kể?
- HS: trả lời.
* Hoạt động 3: 10 phút
- GV: Gọi HS đọc và hoàn thành bài tập - HS: làm bài tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. Ghi nhớ: SGK – 89 II. Luyện tập 1.Bài tập 1: SGK/T.89 - Thay “tôi” thành “Dế Mèn” ta có một đoạn văn kể theo ngôi thứ 3 có sắc thái khách quan.
2. Bài tập 2:
- Thay “tôi” vào các từ “Thanh”, “chàng” ngôi kể “tôi” tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn.
4. Củng cố : (2p)
- Xác định được ngôi kể trong văn tự sự.
- Hiểu đúng vai trò của ngôi kể trong việc tạo lập văn bản tự sự.
5. Hướng dẫn học tập: (1p)
- Hoàn thiện các bài tập trong SGK - 110
- Chuẩn bị bài Hướng dẫn đọc thêm: Ông lão đánh cá và con cá vàng
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 27/10/2019 Ngày dạy: 31/10/2019
Tiết 38 Tự chọn 6
LUYỆN TẬP NGHĨA CỦA TỪ