I. So sánh sự giống và khác nhau giữa các thể loại:
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: 1. Kiến thức:
Nắm được yêu cầu của đề bài về các kiến thức Tiếng Việt đã học.
2. Kỹ năng:
- Tổng hợp – khái quát kiến thức tiếng Việt đã học. - Nhận biết, sửa lỗi sai trong bài.
3. Thái độ:
- HS có ý thức sửa lỗi bài viết.
4. Phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tổng hợp, khái quát.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bài kiểm tra của hs đã chấm. - HS: Vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1. Ổn định lớp học (1 phút) 1. Ổn định lớp học (1 phút) 2. Tiến trình trả bài (40 phút)
* Hoạt động 1: 20 phút
- GV cho HS nhắc lại đề bài - GV ghi bảng (tiết 53) - GV nêu đáp án của bài kiểm tra (theo đáp án tiết 53)
Đề kiểm tra:
Câu 1: (2 điểm) Nêu nguyên tắc mượn từ? Xác định nghĩa của từng tiếng tạo
thành từ Hán Việt sau: Thính giả, khán giả?
Câu 2: (2 điểm) Có thể giải thích nghĩa của từ bằng những cách nào? Vận dụng
giải nghĩa từ: Dũng cảm, trung bình.
Câu 3: (2 điểm) Câu văn sau mắc lỗi gì? Hãy chữa lại?
a) Hằng ngày, Nam phải hỗ trợ mẹ những việc vặt trong nhà.
Câu 4: (4 điểm)
a, Lấy 02 ví dụ về danh từ và phát triển danh từ thành cụm danh từ? Đặt 02 câu có sử dụng cụm danh từ?
b, Nêu định nghĩa về cụm danh từ.
Đáp án/ Hướng dẫn chấm:
Câu 1: Nêu nguyên tắc mượn từ? Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành từ
Hán Việt: Thính giả, khán giả:
Mức đầy đủ: (2đ)
- Nguyên tắc mượn từ: Để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện. (1đ).
- Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán - Việt: + Thính giả: Người nghe (0,5đ).
+ Khán giả: Người xem (0,5đ).
Mức chưa đầy đủ: (1- 1,5đ) HS trả lời được ½ các ý trên.
Mức chưa đạt: (0đ) HS làm sai hoặc bỏ trống.
Câu 2:
Mức đầy đủ: (2đ)
- Những cách giải thích nghĩa của từ: (1đ). + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. - Giải thích nghĩa từ:
+ Dũng cảm: Phẩm chất tốt đẹp của con người, gan dạ, không ngại khó khăn,
nguy hiểm. (0,5đ).
+ Trung bình: Vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp. (0,5đ).
Mức chưa đầy đủ: (1- 1,5đ) HS trả lời được ½ các ý trên.
Mức chưa đạt: (0đ) HS làm sai hoặc bỏ trống.
Câu 3:
Mức đầy đủ:(2đ)
a)
- Câu văn mắc lỗi: dùng từ không đúng nghĩa, lẫn lộn các từ gần âm. (0,5đ). - Sửa lỗi: Hàng ngày, Nam thường giúp đỡ mẹ những việc vặt trong nhà. (0,5đ). b)
- Câu văn mắc lỗi: Lặp từ (0,5đ)
- Sửa lỗi: Các bạn Nhi, Phúc và Duy đang làm bài tập môn Toán.
Mức chưa đầy đủ: (1- 1,5đ) HS trả lời được ½ các ý trên.
Mức chưa đạt: (0đ) HS làm sai hoặc bỏ trống.
Câu 4:
a) + Lấy đúng ví dụ 2 danh từ (mỗi từ đúng được 0,5đ)
+ Phát triển thành cụm danh từ (mỗi cụm đúng được 0,5đ). + Đặt câu đúng (mỗi câu đúng được 0,5đ).
b) Định nghĩa về cụm danh từ (1đ).
Mức chưa đầy đủ: (1- 1,5đ) HS trả lời được ½ các ý trên.
Mức chưa đạt: (0đ) HS làm sai hoặc bỏ trống.
* Hoạt động 2: GV nhận xét bài làm của HS (10 phút)
+ Về ưu điểm:
- HS xác định được yêu cầu của đề bài - Hầu hết hs đều nắm được bài.
- Tìm được danh từ và đặt câu cho danh từ đó. - Xác định được danh từ chung và danh từ riêng - Biết cách viết danh từ riêng.
- Một số bài làm tốt, trình bày sạch sẽ
+ Về khuyết điểm:
- Phần nêu khái niệm một số em trình bày còn chưa rõ ràng, còn mơ hồ. - Một số em chưa biết cách trả lời câu hỏi. còn nhắc lại câu hỏi.
- Trình bày còn chưa đẹp, còn tẩy xoá nhiều.
- Trình bày bài cẩu thả. Chữ viết xấu. Một số em không đọc rõ yêu cầu của đề nên trả lời không đúng chủ đề.
* Hoạt động 3: Gv phát bài cho HS, gọi HS đọc bài và nhận xét. (7 phút) * Hoạt động 4: Gọi điểm. (3 phút):
4. Củng cố: (2 phút)
- Nhắc lại yêu cầu, lưu ý khi làm bài kiểm tra
5. Dặn dò (2 phút):
- Hệ thống lạ kiến thức tiếng việt đã học. - Xem trước bài: Chỉ từ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 07/12/2019 Ngày dạy: 11/12/2019
Tiết 68 Tiếng Việt
CHỈ TỪ
1. Kiến thức:
- Hiểu khái niệm của chỉ từ:
- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ: Khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
- Hiểu đươc ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
2. Kỹ năng:
a. KN bài học:
- Nhận diện được chỉ từ.
- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.