1. Kiến thức:
- Có một số hiểu biết về tác giả A.Pu – Skin
- Hiểu nội dung, nghệ thuật truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
2. Về kĩ năng:
a) KN bài học:
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại truyện cổ tích dân gian Nga – Đức. - Nhận biết và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
- Kể lại câu chuyện.
b) KNS: Tự nhận thức, ứng xử, giao tiếp.
3. Thái độ: Biết quý trọng người lương thiện, căm ghét những người tham lam.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực nêu – giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp tiếng việt, năng lực hợp tác, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP – KỸ THẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại, gợi mở, giải quyết quyết vấn đề,thuyết trình, thảo luận. thuyết trình, thảo luận.
2. Kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi.
3. Phương tiện:
- Giáo viên: SGK, kế hoạch giảng dạy, máy tính, máy chiếu. - Học sinh: SGK, vở ghi, sách bài tập.
III. TIỀN TRÌNH DẠY HỌC .1. Ổn định tổ chức (1 phút): 1. Ổn định tổ chức (1 phút):
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Trò chơi “Ghi nhớ”
Câu 1: Tác phẩm “Cây bút thần” thuộc thuộc thể loại nào? Truyện cổ tích
Câu 2: Truyện cổ tích có đặc điểm nghệ thuật gì đặc sắc? Sử dụng chi tiết kì ảo
Câu 3: Trong tác phẩm “Cây bút thần” Mã Lương đã vẽ cho người dân nghèo những vật dụng gì?
Thùng, cày, đèn
Câu 4: Trong tác phẩm “Cây bút thần” Mã Lương có sở thích gì? Thích vẽ
3. Bài mới (35 phút):
Dẫn dắt: Vừa rồi chúng ta đã cùng ôn tập lại một số kiến thức cũ về
truyện cổ tích Trung Quốc “Cây bút thần”, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một câu chuyện cổ tích được tác giả A.S Puskin người được mệnh danh là “Mặt trời của thi ca Nga” viết dựa vào truyện dân gian Nga – Đức sáng tác. Qua đó các em sẽ nhận biết được những đặc sắc của truyện cổ tích ở các quốc gia khác nhau.
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học
* Hoạt động 1: 7 phút
- GV: Khái quát một số nét chính về cuộc đời, sự nghiêp của tác giả.