Ngày soạn: 27/10/2019 Ngày dạy: 02/11/2019 Tiết 40 Tập làm văn: THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I. M ỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự.
- Nắm được 2 cách kể: Kể xuôi, kể ngược, điều kiện cần khi kể ngược.
2. Kĩ năng:
- Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện của nội dung.
- Vận dụng 2 cách kể vào bài viết tập làm văn số 2.
3. Thái độ: Có ý thức lựa chọn cách kể phù hợp với mục đích biểu hiện.
4. Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, NLtiếp nhận & tạo lập văn bản, giao tiếp, hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực tự tiếp nhận & tạo lập văn bản, giao tiếp, hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản bản thân.
1. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại, gợi mở, giải quyết quyết vấn đề,thuyết trình. thuyết trình.
2. Kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm.
3. Phương tiện:
- Giáo viên: SGK, kế hoạch giảng dạy, giấy A0, bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở ghi, sách bài tập.
III. TIỀN TRÌNH DẠY HỌC.1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Tóm tắt chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?Nêu ý nghĩa của câu chuyện? Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
3. Bài mới: (37 phút)
Dẫn dắt (2 phút): Trong văn bản tự sự việc lựa chọn ngôi kể chuyện đã quan
trọng nhưng xác định đúng thứ tự kể trong vưn tự sự còn quan trọng hơn. Để hiểu được vai trò của thứ tự kể trong văn tự sự quan trọng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu bài ngày hôm nay.
Hoạt động của GV – HS Nội dung bài học
* Hoạt động 1: 20 phút
- GV: Em hãy tóm tắt các sự việc chính trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?
- HS: Tóm tắt
- GV: Theo em câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng được kể theo trình tự nào?
- HS trả lời: Các sự vật được kể theo thứ tự thời gian. Sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau.
- GV: Theo em, vì sao tác giả dân gian lại có cách kể đó?
- HS: Đây là truyện phỏng theo dân gian, chỉ có một cốt truyện, sự việc đơn giản, nối tiếp nhau, h/đ lặp lại và tăng cấp. Chọn cách kể như vậy rất phù hợp vì nó làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi.
- GV: Tác dụng của cách kể theo trình tự thời gian?
- HS: Trả lời
- GV nêu yêu cầu:
+ Các sự vật trong đoạn văn có được trình bày theo thứ tự trên hay không? + Các sự vật được trình bày theo cách
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tư sự 1. Ví dụ:
2, Nhận xét :
* Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
- Kể “xuôi” theo trình tự thời gian
-> Thứ tự gia tăng của lòng tham ngày cầng táo tợn của mụ vợ -> cuối cùng bị trả giá.
* Chuyện thằng Ngỗ. - Kể “ngược” từ hiện tại quay lại quá khứ , hồi tưởng
- Tạo được yếu tố bất ngờ, gây chú ý đối với người nghe, người đọc. Cách kể này nhằm nhấn mạnh kết quả hành
nào?
+ Cách kể như vậy có tác dụng ntn? - HS: Trả lời.
- GV hỏi: Để có thể kể được theo thứ tự này thì phải làm ntn?
- GV: Qua 2 VD, em hãy nêu các thứ tự kể trong tự sự?
- HS: Trả lời
* Hoạt động 2: 15 phút
- GV: Gọi học sinh đọc, nêu yêu cầu của bài tập làm bài theo nhóm (Thời gian: 5 phút)
- HS: Làm bài tập
- GV: Nhận xét, kết luận + Kể theo ngôi thứ nhất.
+ Thứ tự kể: Không theo trình tự thời gian mà theo dòng hồi tưởng của người kể.
+ Vai trò của hồi tưởng trong câu chuyện: Là chất keo kết dính, xâu chuỗi các sự việc quá khứ - hiện tại thống nhất với nhau.
- GV: Gọi học sinh đọc, nêu yêu cầu của bài tập làm bài cá nhân
- HS: Trả lời
- GV nhận xét, kết luận: Các em lưu ý lập dàn bài có thể theo trình tự tự nhiên (Sắp đi chơi xa chuẩn bị mọi thứ trong lòng nôn nao trước lúc đi Khi bắt đầu đi lúc đang đi khi tới nơi những điều mắt thấy tai nghe cảm nghĩ cảm xúc ttrong quá trình đi, khi trở về Cảm xúc đọng lại sau chuyến đi.
động của nhân vật.
- Phải biết sắp xếp các sự việc một cách hợp lý và biết chọn sự việc để mở đầu văn bản.
Ghi nhớ: SGK – 98
II. Luyện tập
Bài tập 1: Đọc câu chuyện:
- Kể theo ngôi thứ nhất.
- Thứ tự kể: Không theo trình tự thời gian mà theo dòng hồi tưởng của người kể.
- Vai trò của hồi tưởng trong câu chuyện: Là chất keo kết dính, xâu chuỗi các sự việc quá khứ - hiện tại thống nhất với nhau.
Bài tập 2
Kể lại câu chuyện lần đầu con được bố mẹ cho đi chơi xa:
- Chọn ngôi kể. - Chọn thứ tự kể. + Cách 1:
- Theo trình tự thời gian. - Ngôi kể thứ ba.
+ Cách 2:
- Đã đi rồi, về nhà nhớ lại. - Ngôi kể thứ nhất.
- Giáo viên chia các nhóm chuẩn bị, trình bày, nhận xét, sửa.
Chú ý làm rõ:
+ Lý do được đi, đi đâu, đi cùng ai, thời gian đi.
+ Những sự việc trong chuyến đi. + Những ấn tượng trong và sau chuyến đi đó).
4. Củng cố : (2p)
- Hiểu đúng vai trò thứ tự kể trong việc tạo lập văn bản tự sự.
5. Hướng dẫn học tập: (1p)
- Hoàn thiện các bài tập trong SGK - 110 - Chuẩn bị bài Viết tập làm văn số 2
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 02/11/2019 Ngày dạy: 06/11/2019
Tiết 41, 42: Tập làm văn
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:1. Kiến thức: 1. Kiến thức:
- Kiểm tra kiến thức của học sinh về cách kể chuyện, hs kể được câu chuyện đời thường
- Biết cách trình bày một bài văn có đầy đủ ba phần. - Có ý thức trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
2. Kĩ năng:
a. KN bài học: Tạo lập văn bản.
b. Kĩ năng sống: Rèn luyện học sinh tính độc lập, suy nghĩ và sáng tạo .
3. Thái độ: Ý thức tự giác, nghiêm túc, tích cực khi làm bài.
4. Định hướng phát triển năng lực HS: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lựctư duy. tư duy.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:Đề kiểm tra,yêu cầu, đáp án, biểu điểm. 2. Học sinh: Ôn lại cách làm bài văn tự sự
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp(1 phút): Kiểm tra sĩ số. Nhắc nhở học sinh khi làm bài
Gv đọc và chép đề lên bảng
Đề bài: Hãy kể về một người thầy/cô giáo mà em quý mến.
YÊU CẦU CHUNG
- Hs có thể tự do chọn đối tượng để kể. Bài viết cần đạt một số yêu cầu sau: Về nội dung
- Giới thiệu về thầy cô giáo mà em quý mến.
- Kể được các đặc điểm: độ tuổi, hình dáng, tính cách, ... của các thầy cô giáo mà em nhớ.
- Kể được kỉ niệm của em đối với thầy cô giáo. - Nêu cảm nhận của bản thân
Về hình thức trình bày:
- HS cần vận dụng tốt kĩ năng làm văn tự sự, sử dụng ngôi kể phù hợp. - Bố cục 3 phần rõ ràng.
- Liên kết chặt chẽ, mạch lạc. - Lời văn tự nhiên, trong sáng.
- Dùng từ, đặt câu chính xác; viết đúng chính tả.
HƯỚNG DẪN CHẤM
a. Mức đạt:
Hs đáp ứng được đủ các yêu cầu
- Điểm 9,10: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên; biết kể một cách sáng tạo, biết lồng cảm xúc của mình vào câu chuyện, diễn đạt trôi chảy mạch lạc.
- Điểm 7, 8: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên. Có sáng tạo trong cách kể, văn viết trôi chảy, có thể mắc vài lỗi nhẹ về diễn đạt và chính tả.
b. Mức chưa đạt: HS đáp ứng 2/3 yêu cầu trên
- Điểm 5, 6: Bài viết cơ bản đáp ứng yêu cầu trên, mắc không quá 5 lỗi diễn đạt
- Điểm 3, 4: Có kể được câu chuyện nhưng còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm 1, 2: Bài viết quá sơ sài, không đảm bảo nội dung, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
3. Củng cố (2 phút):
GV thu bài, đếm bài .Nhận xét giờ làm bài
4. Dặn dò (2 phút):
Soạn bài “Luyện tập chữa lỗi dùng từ”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 31/10/2019 Ngày giảng: 04/11/2019
Tiết 43, Tăng thời lượng 1
LUYỆN TẬP CÁC LỖI DÙNG TỪ VÀ CÁCH CHỮA