III. CHUẨN BỊ 1 Ma trận đề:
3. Chữa lỗi dùng từ
dùng từ
Xác định lỗi gặp phải
Sửa được lỗi sai khi sử dụng từ Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% 4. Danh từ và cụm danh từ Nêu định nghĩa về cụm danh từ Cho ví dụ về danh từ, cụm danh từ và đặt câu Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 2 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% Tổng Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 4 Số điểm: 6 Tỉ lệ: 60% Tổng Số câu: 8 (Tập hợp thành 4 câu hỏi lớn) Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% 2. Đề kiểm tra:
Câu 1: (2 điểm) Nêu nguyên tắc mượn từ? Xác định nghĩa của từng tiếng tạo
thành từ Hán Việt sau: Thính giả, khán giả?
Câu 2: (2 điểm) Có thể giải thích nghĩa của từ bằng những cách nào? Vận dụng
giải nghĩa từ: Dũng cảm, trung bình.
Câu 3: (2 điểm) Câu văn sau mắc lỗi gì? Hãy chữa lại?
a) Hằng ngày, Nam phải hỗ trợ mẹ những việc vặt trong nhà.
b) Các bạn Nhi và bạn Phúc và bạn Duy đang làm bài tập môn Toán.
Câu 4: (4 điểm)
a, Lấy 02 ví dụ về danh từ và phát triển danh từ thành cụm danh từ? Đặt 02 câu có sử dụng cụm danh từ?
b, Nêu định nghĩa về cụm danh từ.
3. Hướng dẫn chấm:
Câu 1: Nêu nguyên tắc mượn từ? Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành từ
Hán Việt: Thính giả, khán giả:
Mức đầy đủ: (2đ)
- Nguyên tắc mượn từ: Để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện. (1đ).
- Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán - Việt: + Thính giả: Người nghe (0,5đ).
+ Khán giả: Người xem (0,5đ).
Mức chưa đầy đủ: (1- 1,5đ) HS trả lời được ½ các ý trên.
Mức chưa đạt: (0đ) HS làm sai hoặc bỏ trống.
Câu 2:
Mức đầy đủ: (2đ)
- Những cách giải thích nghĩa của từ: (1đ). + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. - Giải thích nghĩa từ:
+ Dũng cảm: Phẩm chất tốt đẹp của con người, gan dạ, không ngại khó khăn,
nguy hiểm. (0,5đ).
+ Trung bình: Vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp. (0,5đ).
Mức chưa đầy đủ: (1- 1,5đ) HS trả lời được ½ các ý trên.
Mức chưa đạt: (0đ) HS làm sai hoặc bỏ trống.
Câu 3:
Mức đầy đủ:(2đ)
a)
- Câu văn mắc lỗi: dùng từ không đúng nghĩa, lẫn lộn các từ gần âm. (0,5đ). - Sửa lỗi: Hàng ngày, Nam thường giúp đỡ mẹ những việc vặt trong nhà. (0,5đ). b)
- Câu văn mắc lỗi: Lặp từ (0,5đ)
- Sửa lỗi: Các bạn Nhi, Phúc và Duy đang làm bài tập môn Toán.
Mức chưa đầy đủ: (1- 1,5đ) HS trả lời được ½ các ý trên.
Mức chưa đạt: (0đ) HS làm sai hoặc bỏ trống.
Câu 4:
Mức đầy đủ:(4đ)
a) + Lấy đúng ví dụ 2 danh từ (mỗi từ đúng được 0,5đ)
+ Phát triển thành cụm danh từ (mỗi cụm đúng được 0,5đ). + Đặt câu đúng (mỗi câu đúng được 0,5đ).
b) Định nghĩa về cụm danh từ (1đ).
Mức chưa đầy đủ: (1- 1,5đ) HS trả lời được ½ các ý trên.
Ngày soạn: 19/11/2019 Ngày dạy: 22/11/2019 Tiết 54 Tự chọn 8 CÁC LỖI DÙNG TỪ VÀ CÁCH CHỮA I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Hệ thống lại các lỗi dùng từ.
- Nhận biết các lỗi dùng từ và cách chữa.
2. Kỹ năng: Nhật biết và chữa lỗi dùng từ.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp tiếng Việt - Năng lực hợp tác.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP – KỸ THẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại, gợi mở, giải quyết quyết vấn đề,thuyết trình, thảo luận. thuyết trình, thảo luận.
2. Kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, kỹ thuật mảnh ghép.
3. Phương tiện:
- Giáo viên: SGK, kế hoạch giảng dạy, giấy A0, bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở ghi, sách bài tập.
III. TIỀN TRÌNH DẠY HỌC.1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút): Em hãy cho biết chúng ta đã học mấy lỗi dùng từ?Đó là những lỗi nào? Đó là những lỗi nào?
3. Bài mới: (37 phút)
Dẫn dắt (2 phút): Để nhận biết chính xác các lỗi dùng từ và cách chữa cho đúng
chúng ta sẽ luyện tập sửa thêm nhiều ví dụ để hiểu rõ hơn.
* Hoạt động 1: 10 phút
- GV: Em hãy cho biết chúng ta đã học mấy lỗi dùng từ?
- HS: Trả lời.
- GV nhận xét, chốt kiến thức: Có 3 lỗi dùng từ: Lặp từ, lần lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa.
- GV: Em hãy lấy 3 ví dụ về lỗi dùng từ?
- HS: Lấy VD - GV nhận xét.
* Hoạt động 2: 25 phút.
- GV tổ chức hoạt động cặp đôi trong thời gian 5 phút.
- HS: Làm bài tập, trả lời và nhận xét chéo.
- GV nêu yêu cầu - HS làm bài tập. - GV nhận xét.
- GV gọi HS lấy VD của lỗi dùng từ. - HS: Lấy VD. - GV cùng HS chữa lỗi. I. Lí thuyết: Có 3 lỗi dùng từ: - Lặp từ - Lẫn lộn các từ gần âm - Dùng từ không đúng nghĩa II. Luyện tập:
Bài tập 1. Gọi tên lỗi và sửa lỗi ở các câu sau:
a) Bạn Nam đi học chậm trễ nên bị phạt trực nhật lớp cả tuần.
Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Sửa: Chậm trễ = muộn.
b) Hương và Hà là đôi bạn tri ân. Lỗi: Lẫn lộn các từ gần âm Sửa: tri ân = tri kỉ
c) Ban Dương và Bạn Điệp và bạn Hiền ngồi học cùng một bàn.
Lỗi: Lặp từ.
Sửa: Bạn Dương, Điệp, Hiền ngồi học cùng một bàn.
d) Chuột Mikey có đôi mắt óng ánh. Lỗi: Lẫn lộn các từ gần âm.
Sửa: óng ánh = long lanh
Bài tập 3: Thay từ dùng sai trong câu sau bằng từ khác. Nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai là gì?
Chương trình Điều ước thứ 7 đã diễn tả linh động những con người bất hạnh, vất vả cần được cộng đồng chung tay, giúp đỡ hiện thực hóa ước mơ.
Bài tập 2. Căn cứ vào VD của HS để gọi tên lỗi và sửa lỗi.
4. Củng cố : (2p)
- Nhận biết các lỗi dùng từ. - Cách sửa lỗi dùng từ cho đúng.
5. Hướng dẫn học tập: (1p)
- Học bài, thuộc ghi nhớ. - Hoàn thiện bài tập.